GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ THANH KHOẢN TẠI BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản tại BIDV (Trang 57 - 62)

Để quản trị thanh khoản có hiệu quả tốt, một số nguyên tắc mang tính chất chỉ đạo sau đây cần thiết được tuân theo như sau.

Người quản trị thanh khoản thường xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận chịu trách nhiệm huy động vốn và sử dụng vốn trong phạm vi ngân hàng và điều phối hoạt động các bộ phận này với nhau. Chẳng hạn, bất cứ khi nào bộ phận phụ trách tài khoản tiết kiệm dự kiến nhận một số chứng chỉ tiền gửi có giá trị lớn trong một vài ngày tới, thông tin này cần được chuyển ngay tới người quản trị thanh khoản hoặc bộ phận cho vay đã thoả thuận cấp hạn mức tín dụng mới cho khách hàng, nhà quản trị thanh khoản cần chuẩn bị khả năng khách hàng rút tiền từ hạn mức đó.

Nhà quản trị thanh khoản cần phải biết trước khả năng ở đâu và khi nào khách hàng gửi tiền hoặc người vay tiền dự định rút vốn hoặc bổ sung thêm tiền để gửi hoặc trả nợ. Điều này cho phép người quản trị thanh khoản hoạch định đón đầu để xử lý hiệu quả hơn phần thanh khoản thặng dư hay thâm hụt đang xuất hiện.

Nhu cầu thanh khỏan của ngân hàng và các quyết định liên quan đến vấn đề thanh khoản phải được phân tích trên cơ sở liên tục để tránh kéo dài một trong hai trạng thái: thặng dư hoặc thâm hụt thanh khoản phải được xử lý nhanh chóng nhằm tránh sự khẩn trương gây gắt trong việc phải vay mượn hay bán tài sản.

Từ 2 nguyên nhân chủ chốt như phân tích ở chương trước, bài viết sẽ tìm giải pháp để cân đối tình trạng thanh khoản tại BIDV, lấy các cơng trình nghiên cứu trước đây làm cơ sở cho giải pháp.

Tác giả Ahmad Aref Almazari (2014) nghiên cứu về các yếu tố nội tại tác động đến lợi nhuận tại các ngân hàng ở các Vương quốc Ả Rập Saudi, Mburu Ruth Muthoni (2014) nghiên cứu tại các ngân hàng tại Kenya có đề cập đến yếu tố quy mô, các ngân hàng phải đối mặt với lợi nhuận cận biên giảm dần nên lợi nhuận trung bình sẽ giảm theo quy mô, lợi thế về thơng tin và gia tăng năng lực có được từ việc tăng quy mô là không đáng kể đối với các ngân hàng lớn, và điều này đúng đối với trường hợp tại BIDV, do đó việc gia tăng quy mơ làm tăng thanh khoản và điều này có thể

tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng là vấn đề tất yếu mà các nhà quản trị phải đối mặt khi mà ngân hàng đang đặt mục tiêu tăng quy mơ để đáp ứng tỷ lệ an tồn vốn theo Basel 2. Như vậy đòi hỏi các nhà quản trị cần đảm bảo duy trì tăng trưởng lợi nhuận bền vững và ổn định, bởi lợi nhuận trong quá khứ sẽ tác động lớn đến gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Lợi nhuận cao vào năm trước giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn để tăng cường đầu tư cho hoạt động kinh doanh, do đó tác động tích cực đến lợi nhuận. Bên cạnh đó trong giai đoạn hiện tại tình hình cạnh tranh rất khốc liệt giữa các ngân hàng. Do đó, để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ để đẩy mạnh thương hiệu, từ đó gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Cũng góp phần đưa ra kiến nghị cho giải pháp dư thừa thanh khoản như trên, tác giả Adebayo (2011) và các cộng sự nghiên cứu tại các ngân hàng hàng ở Nigeria, Fredrick Mwaura Mwangi (2014) tại Kenya đã có đề xuất thay vì giữ tài sản thanh khoản quá mức để đáp ứng nhu cầu rút tiền bất ngờ, mà khả năng sinh lời của tài sản này khá thấp. Các ngân hàng nên áp dụng các biện pháp khác để tận dụng nguồn vốn trên:

Đầu tư vào các loại giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao.

Ngồi ra các quỹ thặng dư của ngân hàng nên được đầu tư theo mùa trong các công cụ ngắn hạn của thị trường tiền tệ, cho vay hoặc gửi tiền liên ngân hàng, khối lượng phù hợp với cân đối dòng tiền từng ngày

Đầu tư tín phiếu, đối với thi trường Việt Nam nên đầu tư vào tín phiếu ngân hàng nhà nước, Kho bạc nhà nước

Bên cạnh đó, ngân hàng cần xây dựng một diễn đàn cho khách hàng, nơi này họ sẽ được hướng dẫn về các loại tiền gửi khác nhau và chi tiêt yêu cầu giao dịch của tất cả các sản phẩm. Trong trường hợp khách hàng có sự thay đổi trong bất kỳ khoản tiền gửi nào, ngân hàng sẽ có khả năng ước tính mức thanh khoản duy trì. Điều này giúp cả khách hàng và ngân hàng thuận tiện, tránh mất thời gian trong giao dịch.Tuy nhiên để xây dựng một phần mềm như vậy mất khá nhiều chi phí, mà chưa

tiền gửi là những khách hàng lâu năm, có tuổi, nên u cầu sử dụng các cơng nghệ mới là khá khó khăn, ngồi ra nếu có thể dự đốn được khả năng rút tiền của mình, khách hàng sẽ gọi điện thoại trực tiếp cho ngân hàng mà không cần đến ứng dụng trên. Giải pháp này khá mới mẻ đối với các ngân hàng tại Việt Nam, tuy nhiên nó tốn kém và lợi ích mang laị không nhiều.

Bằng cách khác, ngân hàng có thể giảm thiểu nhu cầu sử dụng tiền mặt để thanh toán của khách hàng thông qua kênh thay thế như kênh ngân hàng điện tử. Ngoài ra ngân hàng nên xem xét xây dựng chuỗi liên kết khách hàng để hầu hết các khoản thanh toán đều lưu chuyển trong ngân hàng, do đó làm giảm sự cần thiết trong việc duy trì mức tài sản thanh khoản cao.

Các cơng trình nghiên cứu trên đều đồng loạt đưa ra quan điểm khuyến nghị là các ngân hàng nên đầu tư các khoản thanh khoản dư thừa, nhằm tăng lợi nhuận của các ngân hàng và có được lợi ích từ giá trị thời gian của tiền sẵn có. Với quan điểm này tại BIDV nên điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo quy mô, cơ cấu nguồn vốn sử dụng vốn theo loaị tiền và kỳ hạn nguồn vốn, tài sản bị dư thừa. Bên cạnh thay đổi chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh cho vay ngắn hạn đối với các khách hàng là tổ chức, cá nhân, tổ chức tín dụng muốn tăng đầu tư, ngân hàng phải tìm cách tăng nguồn vốn dài hạn, vì vấn đề hiện nay là BIDV đang bị mất cân đối trong kỳ hạn giữa cho vay và tiền gửi. Vì thế BIDV cần đẩy mạnh tìm kiếm nguồn vốn dài hạn bằng các biện pháp đa dạng hóa sản phẩm huy động, phát huy lợi thế ở những sản phẩm có kỳ hạn dài, cân đối lại lãi suất giữa các kỳ hạn, góp phần tăng khối lượng tiền gửi dài hạn để đáp ứng nhu cầu cho vay, tăng lợi nhuận ngân hàng. Điều chỉnh lại kế hoạch về huy động vốn trên dư nợ tín dụng tại ngân hàng.

Như vậy, theo luợt khảo ở trên, để giải quyết các ngun nhân trên địi hỏi có các giải pháp đẩy mạnh các nguồn cung thanh khoản khác ngồi tiền mặt dự trữ để có thể giải quyết tình trạng phải dự trữ thanh khoản quá lớn. Cách giải quyết vấn đề này hiện đã được BIDV đang áp dụng khi bơm tiền vào kênh trái phiếu và chứng khoán đầu tư. Giải pháp tiếp theo là xây dựng một công cụ liên kết với khách hàng,

nhiều chi phí, mất nhiều thời gian để thử nghiêm và triển khai. Đối với BIDV, với những khách hàng có thói quen giao dịch truyền thống, có độ tuổi trung bình lớn và mạng lưới khắp các tỉnh thành từ nông thôn đến thành thị, với những đối tượng này sẽ ngại tiếp cận, và bản thân khách hành cũng khơng cảm nhận được lợi ích cho bản thân từ phương tiện này, điều này sẽ gây khó khăn khi triển khai trên diện rộng.

Chính vì những hạn chế ở trên, tại thực tiễn BIDV trong giai đoạn hiện nay, trước mắt nên nâng cao và đẩy mạnh tính năng của ngân hàng điện tử, giảm thiểu tình trạng tiền mặt chạy ra ngồi hệ thống ngân hàng. Ngoài ra để thúc đẩy giao dịch thanh toán trong nội bộ ngân hàng, BIDV nên xem xét tạo điều kiện và ưu tiên cho mở tài khoản theo nhóm khách hàng, khuyến khích thanh tốn với những tài khoản nội bộ với nhau. Ban nguồn vốn tính tốn cân đối nguồn dự trữ thanh khoản phù hợp. Đối với giải pháp liên quan đến kỳ hạn nguồn vốn huy động, nên cơ cấu lại sản phẩm tiền gửi hiện tại của ngân hàng, dựa vào tâm lý khách hàng để nâng cao ưu điểm của tiền gửi kỳ hạn dài, không cần tăng lãi suất tránh tăng chi phí thêm, bởi lẽ khả năng huy động vốn của BIDV khá tốt. BIDV vẫn trên đà phát triển lợi thế huy động vốn, tuy nhiên cần chú trọng mục tiêu chính trong cơng tác huy động là tìm kiếm nguồn vốn ổn định, có kỳ hạn dài, ít biến động. Nguồn tiền gửi của cá nhân được xem là nguồn vốn ổn định từ thị trường bán lẻ, các kỳ hạn thường gối đầu nhau và chi phí tương đối rẻ. Để huy động tối đa nguồn vốn này, điều kiện ngân hàng phải được đầu tư mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng rãi, các kênh phân phối điện tử như máy ATM, giao dịch qua điện thoại, mạng Internet tiện lợi, quy trình nghiệp vụ nhanh, thuận tiện cho khách hàng.

Bên cạnh đó, BIDV vẫn tiếp tục duy trì và phát huy tốt vai trị của ban ALCO, mua bán vốn nội bộ để giảm thiểu tình trạng mất cân bằng thanh khoản trong nội bộ BIDV, tận dụng hiệu quả công cụ đo lường để cân đối nguồn vốn kịp thời hiệu quả.

Với định hướng trong thời gian tới giảm thiểu mức độ tập trung vào một số khách hàng tổ chức kinh tế lớn. Nguồn vốn này dẫn đến sự phụ thuộc vào một số khách hàng lớn sẽ gây rủi ro, mà chi phí để giữ chân những khách hàng trong bối

bằng mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu thanh khoản, cần có chính sách hỗ trợ, chăm sóc khách hàng tốt, dựa trên tổng hịa lợi ích.

Tăng cường huy động vốn dài hạn bằng việc mở rộng các hình thức huy động đa dạng, lãi suất hấp dẫn. Chính nguồn vốn dài hạn sẽ cân đối lại cơ cấu vốn, phát huy tối đa khả năng cho vay, bên cạnh đảm bảo được khả năng thanh khoản. Hơn nữa BIDV nên tận dụng kênh thị trường liên ngân hàng để tận dụng vốn nhàn rỗi tạm thời trong thời gian ngắn ra kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tuy nhiên cũng nên giám sát nguồn vốn vay để tránh nhận tiền gửi từ chính khoản vốn đã cho vay trên liên ngân hàng gây mất an toàn cơ cấu tài sản – nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản tại BIDV (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)