Nợ ngắn hạn so với vốn chủ sỡ hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản tại BIDV (Trang 44 - 46)

2.1. Vấn đề thanh khoản

2.1.2. Nợ ngắn hạn so với vốn chủ sỡ hữu

Chỉ số tỷ lệ tổng nợ phải trả ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu ngân hàng (D/E) phản ánh cơ cấu tài chính của ngân hàng. Nếu tỷ số này cao so với bình quân ngành cho thấy nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là từ các nguồn vốn ngắn hạn, ít ổn định. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn và có thể làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng. Trong nghiên cứu của Abdullah and Khan (2011) và Ahmed và cộng sự (2011) các tác giả cũng đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều của tỷ số này với khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại. Số liệu về chỉ số này được minh họa trong Hình 2.2

Bảng 2.2: Chỉ số nợ ngắn hạn so với vốn chủ sở hữu giai đoạn 2016-2017

Đơn vị tính: %

Hình 2.2.Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên vốn chủ sỡ hữu (thống kê theo quý)

Trái với số liệu về chênh lệch thanh khoản ròng, chỉ số D/E này lại có xu hướng tăng lên. Như trình bày ở trên, BIDV có lợi thế về quy mô, vốn chủ sỡ hữu của ngân hàng luôn tăng qua các năm, như vậy chỉ số này tăng xuất phát từ tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sỡ hữu. Trong cơ cấu của khoản mục nợ ngắn hạn, thì tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Như vậy khoản nợ ngắn hạn tăng lên đồng nghĩa với huy động vốn ngắn hạn tăng.

Vấn đề đầu tiên là bắt đầu từ sau khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, tiền nhàn rỗi trong dân cư bắt đầu quay trở lại ngân hàng, khi mà nhà đầu tư chưa tìm được kênh đầu tư phù hợp và vẫn cịn cẩn trọng với bất ổn, như vậy tiền này chỉ tạm thời là tiền “chờ” trong trong giai đoạn ngắn. Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ lợi thế danh tiếng và lịch sử kinh doanh lâu đời của BIDV, khi những khách hàng đã giao dịch thông qua ngân hàng nhiều năm, khi có khoản tiền chỉ tạm thời nhàn rỗi trong dòng tiền kinh doanh, đối tượng này sẽ gửi tiết kiệm tại ngân hàng theo thói quen mà khơng cân nhắc về lãi suất hay yếu tố nào khác. Mang lại nguồn vốn huy động ngắn hạn đáng kể từ những khách hàng này.

Ngoài ra trong hệ thống sản phẩm tiền gửi của BIDV, thiết kế đẩy mạnh sản phẩm tiền gửi 364 ngày thay thế cho sản phẩm kỳ hạn 12 tháng, ngoài ra lãi suất giữa

15.000 16.000 17.000 18.000 19.000 20.000 21.000 Q1.2016 Q2.2016 Q3.2016 Q4.2016 Q1.2017 Q2.2017

chí là bằng nhau. Do vậy đương nhiên người gửi tiền sẽ ưu tiên kỳ hạn 364 ngày và như vậy lượng tiền gửi ở kỳ hạn này vẫn xếp vào tiền gửi ngắn hạn.

Đặc biệt trong giai đoạn gần đây có nhiêu bê bối ngân hàng xảy ra, làm người dân mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng, như vậy ưu tiên của người dân sẽ là chuyển sang những ngân hàng TMCP Nhà nước như BIDV, tâm lý của người dân sẽ chọn những kỳ hạn ngắn để thăm dò về chất lượng cũng như độ tin cậy. Trên đây là những lý do góp phần tổng tiền gửi tăng cao, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn.

Như vậy chỉ số này tăng lên cũng phù hợp với kết luận chênh lệch thanh khoản ròng ở kỳ hạn ngắn ở trạng thái âm khi mà nợ ngắn hạn ngày càng tăng cao.

Như những nghiên cứu ở trên nhắc đến chỉ số này tăng cao chứng tỏ nguồn vốn ít ổn định, tuy nhiên do bản chất của các khoản tiền gửi luôn được đáo hạn liên tuc. Đối với BIDV, huy động vốn luôn tăng cả về tốc độ tăng trưởng và khối lượng nên vấn đề mất khả năng thanh khoản khi chỉ số này tăng cao là khó thuyết phục. Một khía cạnh khác nữa là khoản tiền gửi thanh toán khách hàng khá lớn tại BIDV tuy được xếp vào phần nợ ngắn hạn, nhưng trong tiền gửi này có một khoản gọi là tiền duy trì số dư tối thiểu, và số tiền này được coi như vốn khả dụng của ngân hàng với chi phí thấp và khá ổn định. Như vậy tỷ lệ nợ ngắn hạn tăng cao không được xem là nguyên nhân dẫn đến khả năng thanh khoản của BIDV có vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản tại BIDV (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)