Như vậy, một trong những nguyên nhân của vấn đề dư thừa thanh khoản là sự gia tăng của quy mô ngân hàng. Đây là hệ quả tất yếu của tiến trình mở rộng quy mơ, cũng cố năng lực tài chính. Về mặt lý thuyết, một ngân hàng có quy mô tổng tài sản càng lớn thường thể hiện khả năng huy động vốn và năng lực cho vay càng cao vì vậy sẽ làm cho khả năng thanh khoản của ngân hàng này tăng lên. Trong một số nghiên cứu thực nghiệm của Akhtar cùng các cộng sự (2011)và của Ahmed với các cộng sự (2011) các tác giả cũng đã tìm thấy tác động có ý nghĩa cùng chiều của biến này. Tính đến hết tháng 6 năm 2017, tổng tài sản của BIDV đã đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 9.6% so với đầu năm. Tổng tài sản BIDV hiện chiếm 14% tổng tài sản toàn ngành và là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mơ lớn nhất hiện nay.
Chỉ số tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi giảm cũng là một trong các vấn đề của dư thừa thanh khoản. Nguyên nhân xuất phát từ tỷ lệ tăng trưởng huy động tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Ngồi ra sản phẩm huy động tiền gửi hiện tại của BIDV đang bị mất cân đối kỳ hạn, nguồn vốn tương đối dồi dào ở kỳ hạn dưới 12 tháng, ngược lại khối lượng tiền gửi dài hạn khá hạn chế. Theo thống kê đến tháng 6 năm 2017, tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn chiếm hơn 80% tổng tiền gửi, điều này làm khó khăn cho việc đẩy mạnh tín dụng ra bên ngoài, mặc dù nguồn vốn huy động khá lớn, bắt buộc ngân hàng phải cân đối lại nguồn vốn cho vay nhằm phù hợp với tỷ lệ quy định vốn cho vay của NHNN, như vậy vơ hình làm cho tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng giảm xuống. Khối lượng huy động vốn khá lớn, đây là nguồn vốn phải trả lãi, tuy nhiên vốn lại tồn động trong ngân hàng không đẩy mạnh cho vay được, dẫn đến ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Việc gia tăng huy động vốn mà
đặc biệt ở kỳ hạn ngắn đã gây ra chênh lệch thanh khoản ròng ở kỳ hạn dưới 12 tháng mang giá trị âm như phân tích ở trên.
Để minh họa cho sự ảnh hưởng của sản phẩm 364 ngày tổng huy động vốn, bài viết đã đưa ra số liệu như sau. Theo báo cáo tình hình huy động vốn của BIDV vào quý 2 năm 2017, thống kê số liệu về tiền gửi khách hàng cơ cấu theo kỳ hạn như sau:
Bảng 2.5: Tỷ trọng tiền gửi khách hàng theo phân loại kỳ hạn tại BIDV
Kỳ hạn Tỷ lệ (%) Không kỳ hạn 7% Kỳ hạn 1 đến 6 tháng 33.2% Kỳ hạn 7 tháng đến 11 tháng 18.4% Kỳ hạn 364 ngày 37.6% Kỳ hạn 12 tháng 0% Kỳ hạn trên 12 tháng 3.8%
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo và tính tốn của tác giả
Hình 2.5: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn (tính đến q 2 năm 2017)
Khơng kỳ hạn Kỳ hạn 1 đến 6 tháng Kỳ hạn 7 tháng đến 11 tháng Kỳ hạn 364 ngày Kỳ hạn 12 tháng Kỳ hạn trên 12 tháng
Như vậy tỷ lệ kỳ hạn 364 ngày chiếm tỷ trọng 37.6% trong tổng cơ cấu, và chiếm gần 40% trong vốn ngắn hạn, điều này góp phần chứng minh thêm nhận định sản phẩm dặc thù 364 ngày của BIDV là lý do khiến chuyển dich khối lượng vốn ngắn hạn tăng lên.
Tuy nhiên việc BIDV thiết lập nên sản phẩm 364 ngày, có ý nghĩa riêng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, với mục đích tách riêng kỳ hạn 12 tháng thành sản phẩm cải tiến mới chỉ áp dụng đối với khách hàng đang có dư nợ lớn và sử dụng tất cả các sản phẩm dịch vụ của BIDV. Sản phẩm 12 tháng có lãi suất chênh lệch với kỳ hạn 364 ngày từ 0,1% đến 0,2% tùy thời kỳ và đây cũng là cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất cho vay theo quy định. Như vậy đối với kỳ hạn có kèm theo điều kiện như vậy sẽ hạn chế rất nhiều đối tượng gửi tiền, minh chứng qua số liệu cho thấy hiện tại sản phẩm 12 tháng hồn tồn khơng có khả năng thu hút vốn cho kỳ hạn này, bởi tâm lý khách hàng ít trường hợp nào đang có dư nợ mà vẫn gửi tiết kiệm, số lượng huy động của kỳ hạn 364 ngày chiếm ưu thế. Từ đây BIDV sẽ huy động được vốn với chi phí thấp và cho vay với mức lãi suất tham chiếu cao hơn, lợi nhuận chênh lệch sẽ tăng theo. Tuy nhiên điều này vơ hình chung sẽ làm ảnh hưởng đến cơ cấu của kỳ hạn huy động vốn và làm tăng dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN, giảm vốn khả dụng để đưa vào kinh doanh.
Vấn đề tiếp theo là tài sản có tính lỏng cao cho mục đích dự trữ thanh khoản ngày càng tăng, đây được xem là tài sản có khả năng sinh lời thấp nhất hoặc thậm chí khơng sinh lời mà ngân hàng phải dự trữ để đáp ứng những nhu cầu rút tiền với chi phi thấp và trong thời gian ngắn. Vì để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khá bất ngờ và thói quen dùng tiền mặt cịn nhiều, địi hỏi ngân hàng phải quan tâm đến việc quản lý nguồn tài sản này. Vì nếu để xảy ra tình trạng thiếu hụt tiền trong thanh toán sẽ gây hiệu ứng dây chuyền của nguời dân mất lịng tin vào hệ thống tài chính. Tuy nhiên việc gia tăng nguồn vốn này quá mức không phải là dấu hiệu tốt khi ngân hàng đang phải bỏ ra chi phí cơ hội thay vì đầu tư vào kênh khác có khả năng sinh lời cao hơn. Khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại là một yếu tố hết sức quan trọng bởi tính tức thời và sự nhạy cảm của nó trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Vì vậy việc
đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý luôn là một vấn đề không bao giờ kết thúc đối với hoạt động quản lý của các ngân hàng và việc này luôn mang một ý nghĩa to lớn đối với khả năng sinh lời của nó.