CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.5. Phân tích sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viê nở các Khoa, theo
Giới tính, theo Năm học, theo Hệ đào tạo và theo Học lực:
Phân tích One Way ANOVA được sử dụng nhằm tìm hiểu mức độ cảm nhận sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của các sinh viên ở các Khoa khác nhau, theo Giới tính khác nhau, theo Năm học khác nhau, theo Hệ đào tạo khác nhau và theo Học lực khác nhau.
Giả thuyết H0 đưa ra là: trung bình điểm đánh giá của sinh viên (ở các Khoa khác nhau, theo Giới tính khác nhau, theo Năm học khác nhau, theo Hệ đào tạo khác nhau và theo Học lực khác nhau) về mức độ hài lịng là như nhau. Có nghĩa là khơng có sự đánh giá khác nhau trong việc đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo. Kết quả phân tích cho thấy (xem thêm phụ lục 9):
(1) Sự đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên ở các Khoa
Bảng Descriptive cho thấy mức độ đánh giá trung bình thang đo sự hài lòng của sinh viên ở các Khoa là khác nhau, tuy nhiên khác nhau này không đáng kể (từ 2.4067 đến 2.5787). Mức ý nghĩa Sig. = 0.054 (lớn hơn 0.05) trong kiểm định phương sai (Test of Homogeneity of Variances). Vậy có thể kết luận rằng phương
sai mức độ hài lòng của sinh viên giữa các Khoa là không khác nhau.
Kết quả phân tích ANOVA (phương pháp kiểm nghiệm Dunnett cho phương sai giống nhau) với mức ý nghĩa Sig. = 0.205 lớn hơn mức ý nghĩa 0.05 cho thấy sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên giữa các Khoa là giống nhau, hay nói cách khác là giả thiết H0 được chấp nhận.
(2) Sự đánh giá mức độ hài lịng theo Giới tính
Bảng Descriptive cho thấy mức độ đánh giá trung bình thang đo sự hài lịng của sinh viên Nam và Nữ là khác nhau, tuy nhiên khác nhau này không đáng kể (2.6206 và 2.4832). Mức ý nghĩa Sig. = 0.001 (nhỏ hơn 0.05) trong kiểm định phương sai (Test of Homogeneity of Variances). Vậy có thể kết luận rằng phương sai mức độ hài lòng của sinh viên Nam và Nữ là khác nhau.
Kết quả phân tích ANOVA (phương pháp kiểm nghiệm Tamhane’s T2 cho phương sai khác nhau) với mức ý nghĩa Sig. = 0.028 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05 cho thấy sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo giữa sinh viên Nam và sinh viên Nữ là khác nhau.
(3) Sự đánh giá mức độ hài lòng theo Năm học
Bảng Descriptive cho thấy mức độ đánh giá trung bình thang đo sự hài lịng của sinh viên năm 2, 3 và 4 là khác nhau, tuy nhiên khác nhau này không đáng kể (từ 2.4329 đến 2.8455). Mức ý nghĩa Sig. = 0.023 (nhỏ hơn 0.05) trong kiểm định phương sai (Test of Homogeneity of Variances). Vậy có thể kết luận rằng phương sai mức độ hài lòng của sinh viên năm 2, 3 và 4 là khác nhau.
Kết quả phân tích ANOVA (phương pháp kiểm nghiệm Tamhane’s T2 cho phương sai khác nhau) với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05 cho thấy sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên năm 2, 3 và 4 là khác nhau. Kiểm định Post Hoc, ta thấy giữa sinh viên Năm 3 và Năm 4 có Sig = 0.003 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05. Điều này có nghĩa là sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên Năm 3 và sinh viên Năm 4 là khác nhau.
(4) Sự đánh giá mức độ hài lòng theo Học lực
của sinh viên theo Học lực (yếu, trung bình, khá, giỏi, xuất sắc) là khác nhau, tuy nhiên khác nhau này không đáng kể (từ 2.33 đến 3.00). Mức ý nghĩa Sig. = 0.245 (lớn hơn 0.05) trong kiểm định phương sai (Test of Homogeneity of Variances). Vậy có thể kết luận rằng phương sai mức độ hài lòng của sinh viên theo học lực (yếu, trung bình, khá, giỏi, xuất sắc) là khơng khác nhau.
Kết quả phân tích ANOVA (phương pháp kiểm nghiệm Dunnett cho phương sai giống nhau) với mức ý nghĩa Sig. = 0.765 lớn hơn mức ý nghĩa 0.05 cho thấy sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên có Học lực (yếu, trung bình, khá, giỏi, xuất sắc) là giống nhau, tức là giả thiết H0 được chấp nhận.
(5) Sự đánh giá mức độ hài lòng theo Hệ đào tạo
Bảng Descriptive cho thấy mức độ đánh giá trung bình thang đo sự hài lòng của sinh viên theo Hệ đào tạo (Đại học, Cao đẳng) là khác nhau, tuy nhiên khác nhau này không đáng kể (2.5 và 2.724). Mức ý nghĩa Sig. = 0.187 (lớn hơn 0.05) trong kiểm định phương sai (Test of Homogeneity of Variances). Vậy có thể kết luận rằng phương sai mức độ hài lòng của sinh viên theo Hệ đào tạo (Đại học, Cao đẳng) là khơng khác nhau.
Kết quả phân tích ANOVA (phương pháp kiểm nghiệm Dunnett cho phương sai giống nhau) với mức ý nghĩa Sig. = 0.007 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05 cho thấy sự đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo giữa sinh viên Đại học và sinh viên Cao đẳng là khác nhau.
2.6. Tóm tắt
Như vậy ở chương 2 này, tác giả đã giới thiệu tổng quan về trường VAA, bên cạnh đó trình bày phương pháp và quy trình nghiên cứu với các phần cụ thể sau: (1) thiết kế nghiên cứu – nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng; (2) xác định thang đo – xác định thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo tại VAA và thang đo sự hài lòng của sinh viên; (3) sau cùng là kết quả nghiên cứu được trình bày – nghiên cứu đề cập đến kết quả xử lý dữ liệu thu thập được thông qua bản câu hỏi nhằm kiểm định thang đo, mơ hình và giả thuyết đã được trình bày ở chương 1, qua
đó xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ giáo dục tại VAA.
Nghiên cứu định tính và định lượng được sử dụng để xác định, đo lường các thang đo và đồng thời kiểm định mơ hình nghiên cứu cùng các giả thuyết đưa ra trong mơ hình. Các thang đo đều đạt được độ tin cậy thông qua kiểm định Cronbach’s Anpha. Kết quả EFA cho thấy thang đo chất lượng đào tạo tại Học viện gồm có 4 thành phần: Sự đáp ứng và độ tin cậy của nhà trường đối với sinh viên, Đội ngũ giảng viên, Cơ sở vật chất của nhà trường và Sự phục vụ của nhân viên; thang đo sự hài lòng gồm 3 biến quan sát.
Phân tích hồi quy cho thấy chỉ còn ba nhân tố là Sự đáp ứng và độ tin cậy của nhà trường đối với sinh viên, Đội ngũ giảng viên, Cơ sở vật chất của nhà trường có mối liên hệ với sự hài lịng của sinh viên. Kết quả có ý nghĩa trong thống kê, mơ hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu thập.
Trong ba nhân tố có mối liên hệ với sự hài lòng của sinh viên, mức độ tác động của từng nhân tố đối với sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo là khác nhau. Tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên là thành phần Cơ sở vật chất của nhà trường (do hệ số Beta = 0,404 lớn nhất); tiếp theo là thành phần Sự đáp ứng và độ tin cậy của nhà trường đối với sinh viên (Beta = 0,360); và cuối cùng là thành phần Đội ngũ giảng viên (Beta = 0,356). Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày các nguyên nhân dẫn đến sự khơng hài lịng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Học viện hiện nay.
Ngoài ra, nghiên cứu cịn tìm hiểu sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên ở các Khoa, theo Giới tính, theo Năm học, theo Hệ đào tạo và theo Học lực. Kết quả cho thấy đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên theo Khoa và theo Học lực là giống nhau. Sự đánh giá về mức độ hài lòng theo Giới tính, theo Hệ đào tạo và theo Năm học có sự khác nhau, điều đó có nghĩa là mức độ hài lòng giữa sinh viên Nam và sinh viên Nữ là khác nhau; mức độ hài lòng giữa sinh viên Đại học và sinh viên Cao đẳng là khác nhau; cũng như mức độ hài lòng giữa sinh viên Năm 3 và sinh viên Năm 4 là khác nhau.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI VAA 3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển của VAA
3.1.1. Phương hướng phát triển tại VAA
Ngay từ những năm đầu khi chuyển sang mơ hình hoạt động mới Học viện Hàng khơng Việt Nam (2006), Học viện đã đặt quyết tâm xây dựng và phát triển để trở thành cơ sở đào tạo nhiều bậc học từ Trung cấp Nghề đến Cao đẳng – Đại học chính quy chuyên ngành và nghiên cứu khoa học trong hệ thống Giáo dục Quốc gia. Là cơ sở đào tạo đa ngành nghề, đa cấp độ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về nguồn nhân lực cho ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, xã hội và cho khu vực. Chương trình đào tạo của Học viện theo chuẩn mực của hệ thống đào tạo Việt Nam và các chương trình đào tạo quốc tế.
Tuy nhiên, với vị trí là một trường đào tạo chính quy của một Ngành kinh tế quan trọng, có mức tăng trưởng hàng năm khá cao, với xu thế phát triển và hội nhập quôc tế của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. Học viện cần phải được đầu tư nâng cấp về mọi mặt để có đủ điều kiện để trở thành một Trường đào tạo huấn luyện cơ bản, một Trung tâm nghiên cứu khoa học tầm cỡ để có thể hồn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Vì vậy, định hướng phát triển của Học viện tới năm 2020 là sẽ trở thành nơi đào tạo theo nhu cầu của ngành Hàng không và nhu cầu của xã hội, đảm bảo với tiêu chí đầu ra là “Chất lượng – Uy tín – Hiệu quả”. Do đó, Học viện sẽ tăng cường mở rộng quy mô đào tạo từ năm 2011 đến 2020:
+ Đào tạo sau đại học: bắt đầu đào tạo khoá đầu tiên 10-15 người/khoá. + Đại học – Cao đẳng chính quy / tại chức: 1500- 2200 sinh viên/khoá. + Đào tạo cơ bản phi cơng thương mại: 3 khố/năm (15 học viên/khoá). + Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: 800-1000 học sinh/năm. + Bổ túc cán bộ: 2.000-3.000 người/năm và trên 3.000 sau năm 2015.
3.1.2. Mục tiêu chiến lược của VAA
Mục tiêu chiến lược phát triển của Học viện Hàng không Việt Nam là trở thành một cơ sở đào tạo chuyên ngành Hàng không mạnh trong nước và khu vực. Để đạt được mục tiêu trên địi hỏi Học viện phải có đủ nội lực đồng thời tích cực trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo và tận dụng quan hệ ngoại giao để quảng bá hình ảnh của Học viện đến các khách hàng trong nước và quốc tế là việc làm quan trọng nhất. Ngoài ra, việc tổ chức một Trung tâm nghiên cứu trong Học viện là một nhu cầu cấp bách, và là mơ hình thích hợp để Học viện đủ điều kiện tham gia nghiên cứu giải quyết các vấn đề về khoa học, công nghệ thuộc lĩnh vực Hàng khơng dân dụng, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.
3.1.3. Mục tiêu chất lượng của VAA
Để hướng đến mục tiêu chiến lược trên Học viện cần đạt được các mục tiêu cụ thể hiện nay như sau:
+ Duy trì các chương trình đào tạo, xây dựng nề nếp học đường theo hướng chính quy hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo và công tác quản lý.
+ Xây dựng các tiêu chuẩn cho hoạt động và công tác đào tào huấn luyện của Học viện. Hồn thiện cơng tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo. Triển khai công tác đào tạo theo tín chỉ, xây dựng chương trình liên thơng của các cấp đào tạo. + Thực hiện việc xây dựng các chương trình đào tạo mới, mở thêm ngành, nghề chuyên ngành đáp ứng theo nhu cầu thực tế trong ngành Hàng không và cho xã hội. Mở rộng các loại hình về dịch vụ đào tạo, bao gồm chương trình, phương thức đào tạo … nhằm tăng nguồn thu cho Học viện.
+ Hồn thiện mơ hình cơ cấu tổ chức, tăng cường phát triển nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ Giảng viên, Giáo viên và cán bộ chuyên môn. Đảm bảo cơ sở hạ tầng và bổ sung đầu tư trang thiết bị đào tạo huấn luyện chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy các cấp.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ giáo dục tại VAA dịch vụ giáo dục tại VAA
Nhìn chung, kết quả đánh giá của sinh viên đối với yếu tố chất lượng dịch vụ đào tạo của VAA là rất thấp (dưới mức trung bình). Vì vậy, việc nâng cao sự hài lòng của sinh viên và làm cho quá trình cung cấp chất lượng dịch vụ đào tạo của VAA ngày một tốt hơn là điều rất cần thiết hiện nay. Chính vì thế, tác giả xin đưa ra một số giải pháp được trình bày theo thứ tự ưu tiên như sau:
3.2.1 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường
Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố rất quan trọng, và giữ một vai trò nồng cốt trong việc đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập hiện nay tại Học viện. Dựa vào nguyên nhân dẫn đến sự khơng hài lịng của sinh viên về cơ sở vật chất tại Học viện được trình bày ở chương 2, tác giả xin đưa ra một số ý kiến để cải thiện cơ sở vật chất tại Học viện được trình bày cụ thể như sau:
Học viện Hàng không Việt Nam được thành lập từ Trường Hàng không Việt Nam nên cơ sở vật chất cịn nhiều thiếu thốn và khó khăn. Vì vậy hàng năm Ban giám đốc, các Khoa chun mơn, các Phịng chức năng cần quan tâm chú trọng để có kế hoạch đầu tư cụ thể, thiết thực, nhanh chóng nhằm duy tu, bảo trì, bảo dưỡng và đầu tư mới trang thiết bị tại các giảng đường, phịng thực hành, thí nghiệm.
Một số dụng cụ, thiết bị cũ hoặc đã khấu hao hết tại các phịng thí nghiệm, thực hành nên thay thế và mua sắm mới.
Việc đầu tư thay thế, mua sắm mới trang thiết bị phải đồng bộ và gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành, thực tập, sát với các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ thực tế tại các đơn vị trong ngành Hàng không và trong xã hội.
Các phòng học, giảng đường nên gắn thêm rèm cửa sổ để đảm bảo ánh sáng và độ thơng thống vừa đủ.
Lắp đặt hệ thống âm thanh một cách hợp lý và nên gắn các máy chiếu Projector ngay trong phòng học. Qua đó sẽ hỗ trợ cho giảng viên dễ dàng áp
dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, tạo khơng khí buổi học sinh động, thu hút người học hơn. Đặc biệt sẽ tránh được những hư hỏng do trong quá trình di chuyển.
Nhà trường nên ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy, có thể nối mạng Internet ở các phòng học. Việc này sẽ giúp cho giảng viên trong việc liên hệ thực tiễn hay minh họa cho nội dung bài giảng thông qua việc sử dụng mạng Internet. Bên cạnh đó cũng giúp cho sinh viên tiếp cận được cách khai thác thông tin mới và nhanh chóng tìm các nội dung mong muốn ở trên mạng Internet.
Cần đầu tư xây dựng mới thêm các phòng học, giảng đường, phịng thực hành, thí nghiệm là điều tất yếu để đáp ứng cho nhu cầu đào tạo tại Học viện trong tương lai khơng xa. Ngồi ra, nên xây dựng một phòng thực hành dành cho sinh viên để họ có thể nâng cao một số kỹ năng như ngoại ngữ, kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc, …
Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên thường xuyên lấy ý kiến đóng góp từ phía giảng viên và sinh viên để kịp thời đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất.
Mặc dù nguồn tài chính có hạn, nhưng Ban giám đốc và các cấp lãnh đạo nên chủ động tìm kiếm nguồn đầu tư ngồi ngân sách nhà nước để có thể khắc phục tình trạng thiếu thốn hiện nay. Các nguồn đầu tư này chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các dự án vốn vay ODA, song quan trọng nhất vẫn là tận dụng những cơ hội tài trợ khơng hồn lại của các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Từ đó, nhà trường sẽ ngày