Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại học viện hàng không việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch

3.2.3 Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên

Bồi dưỡng và nâng cao trình độ chun mơn đội ngũ cán bộ giảng dạy là nhiệm vụ rất quan trọng, lâu dài trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại VAA. Bởi vì có những người thầy giỏi mới là cơ sở vững chắc sẽ tạo ra các học trò giỏi. Người thầy chỉ giỏi khi tự ý thức phải thường xuyên lao động chăm chỉ, với phương pháp làm việc khoa học để bồi đắp thêm kiến thức mới (trong và nước ngồi) mỗi ngày cho mình, thơng qua tiếp cận (quan sát, trao đổi …) với thực

tế tại các đơn vị, thông qua nghiên cứu tài liệu trên sách, báo, Internet. Do đó, cần tập trung phát triển hơn nữa về đội ngũ giảng viên tại Học viện nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh về nhân tố này. Cụ thể như sau:

Về phía nhà trường cần:

 Hàng năm, tổ chức các khóa học nâng cao trình độ, kỹ năng giảng dạy cho giảng viên cũng như các lớp học về ngoại ngữ, tin học với thời gian khoảng một tháng.

 Để có một đội ngũ giảng viên được đào tạo trong cùng một chuẩn mực vừa giỏi về chuyên môn, vừa giỏi về sư phạm. Nhà trường cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức sư phạm cho các giảng viên thỉnh giảng (Giảng viên đang công tác ở các đơn vị) và tăng cường khả năng chuyên môn của các giảng viên cơ hữu của nhà trường.

 Tạo điều kiện và buộc các giảng viên tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo, hợp tác, trao đổi quốc tế … vào dịp hè nhằm nâng cao phương pháp giảng dạy, nghiệp vụ chuyên môn và tiếp cận các nội dung mới trong nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên cơ hữu cũng như thỉnh giảng.

 Học viện là nơi đào tạo các chuyên ngành Hàng không đặc thù và thường xuyên có sự đổi mới trong đào tạo. Do đó, nhà trường cần tạo điều kiện cho các giảng viên tham gia vào các công việc tập huấn thực tế ngắn ngày tại các sân bay trong cả nước. Chẳng hạn như tham gia vào các hoạt động điều khiển, vận hành, quản lý trong các vai trò khác nhau trên cơ sở đảm bảo cập nhật kiến thức chuyên ngành, trau dồi thêm kinh nghiệm thực tế và hồn thành cơng việc được giao. Để đạt được yêu cầu này, đòi hỏi Ban giám đốc Học viện hỗ trợ và giúp đỡ trong việc tăng cường hợp tác với các Cảng hàng không, sân bay trong cả nước.

 Tổ chức bố trí các buổi dự giờ của các giảng viên đứng lớp, nhằm tạo điều kiện cho các giảng viên học hỏi phương pháp giảng dạy lẫn nhau và đồng thời cũng giúp cho các giảng viên đứng lớp có thái độ tích cực hơn và đầu tư tốt hơn cho bài giảng của mình.

 Cần có các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích động viên các giảng viên trong quá trình học tập nâng cao trình độ ở bậc sau đại học, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.

 Chế độ lương cho giảng viên tại Học viện cần được đổi mới thích hợp với chi phí sinh hoạt ngày càng cao do trượt giá, lạm phát. Bởi nếu có nguồn thu nhập ổn định đảm bảo đời sống bằng đồng lương của mình thì giảng viên sẽ yên tâm tồn tâm, tồn ý dành thời gian cho cơng tác nghiên cứu và nâng cao trình độ chun mơn đồng thời tránh được tình trạng chảy máu chất xám ra các cơng ty nước ngồi, các doanh nghiệp.

 Kết hợp chặt chẽ các khâu trong công tác tổ chức cán bộ của quá trình thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Coi trọng khâu quy hoạch giảng viên, trên cơ sở quy hoạch xây dựng kế hoạch đào tạo. Thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh chế độ, chính sách thực hiện cơng tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên các khoa cho phù hợp.

Về phía giảng viên cần:

 Có sự thay đổi về nhận thức trong quá trình dạy và học, nhận thức về mối quan hệ giữa thầy và trò, và có tâm huyết với nghề nghiệp. Để từ đó, giảng viên có phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm tức là giảng viên luôn đối thoại, đặt vấn đề, tạo tình huống thảo luận đối với sinh viên. Nhằm giúp giảng viên nâng cao được kỹ năng sư phạm và hiểu thêm sự tiếp thu bài giảng của sinh viên.

 Giảng viên chủ động lên kế hoạch tự đào tạo theo năm học nhằm nâng cao, mở rộng kiến thức và kỹ năng giảng dạy cũng như có điều kiện tham khảo về chất lượng đào tạo của các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo khác.

 Linh hoạt, đa dạng trong các bài kiểm tra bằng cách cho sinh viên viết các bài tiểu luận hay nghiên cứu khoa học, qua đó giúp sinh viên có khả năng tóm tắt, nghiên cứu và tổng hợp các vấn đề.

 Hiểu rõ được nhu cầu của sinh viên, qua đó giúp sinh viên được chủ động trong mỗi bài học trên lớp.

 Chuyển đổi từ dạy kiến thức là chủ yếu sang phương pháp khai thác thông tin, phương pháp nghiên cứu, ứng dụng là chủ yếu.

 Xác định, lựa chọn phù hợp các phương tiện và phương pháp giảng dạy phù hợp với các bậc học, khóa học và loại hình đào tạo trên cơ sở nắm vững các ưu, nhược điểm của từng loại phương tiện và phương pháp giảng dạy để vận dụng cho phù hợp nhằm phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo của sinh viên.

 Sự gắn bó về nghề nghiệp, chun mơn giữa giảng viên và các đơn vị sẽ đóng góp phần quan trọng vào việc bảo đảm chất lượng giảng dạy, đào tạo nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại học viện hàng không việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 78)