.21 Giá trị trung bình các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại học viện hàng không việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 57)

Biến Mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn

Sự đáp ứng và độ tin cậy của nhà trường 390 2.354 .76033

Đội ngũ giảng viên 390 3.051 .60866

Cơ sở vật chất của nhà trường 390 2.887 .71844

Sự phục vụ của nhân viên 390 2.819 .80807

Sự đáp ứng và độ tin cậy của nhà trường đối với sinh viên

Sự hài lòng của sinh viên

đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại VAA Đội ngũ giảng viên

Cơ sở vật chất của nhà trường

Sự phục vụ của nhân viên

H1 (+)

H2 (+)

H3 (+)

Kết quả cho thấy các sinh viên đánh giá thấp hơn mức trung bình về 3 biến chất lượng dịch vụ Sự đáp ứng và độ tin cậy của nhà trường đối với sinh viên; Cơ sở vật chất của nhà trường; Sự phục vụ của nhân viên (từ 2.354 đến 2.887 với thang đo từ 1 đến 5), riêng biến Đội ngũ giảng viên thì bằng mức trung bình (3.051). Đối với biến sự hài lịng thì các sinh viên cảm thấy khơng thỏa mãn khi nhận được dịch vụ giáo dục của VAA do đánh giá thấp hơn mức trung bình (2.536).

2.3.4.2. Xem xét sự tương quan giữa các biến:

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, mối tương quan tuyến tính giữa các biến cần phải được xem xét. Tương quan Pearson được dùng để phân tích tương quan giữa các biến độc lập và giữa các biến độc lập với với biến phụ thuộc. Lý tưởng là các biến độc lập khơng tương quan, nếu có thì kiểm định đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy.

Bảng 2.22: Hệ số tương quan giữa các biến

Sự đáp ứng và độ tin cậy của nhà trường

đối với sinh viên

Đội ngũ giảng viên Cơ sở vật chất của nhà trường Sự phục vụ của nhân viên Sự hài lòng Sự đáp ứng và độ tin cậy của

nhà trường đối với sinh viên 1 Đội ngũ giảng viên .325**

1

Cơ sở vật chất của nhà trường .281**

.246** 1

Sự phục vụ của nhân viên .321**

.373** .229** 1

Sự hài lòng .589** .573** .593** .334** 1

** Tương quan có ý nghĩa tại mức 0.01 (kiểm định 2 phía). Trong tương quan giữa biến phụ thuộc và bốn biến độc lập, tương quan mạnh nhất thuộc về Sự hài lòng của sinh viên và Cơ sở vật chất của nhà trường (0.593). Kế tiếp là Sự hài lòng của sinh viên và Sự đáp ứng – độ tin cậy của nhà trường đối với sinh viên (0.589); Sự hài lòng của sinh viên và Đội ngũ giảng viên (0.573); cuối cùng là Sự hài lòng của sinh viên và Sự phục vụ của nhân viên (0.334)

Trong tương quan giữa các biến độc lập, tương quan mạnh nhất là Sự phục vụ của nhân viên và Đội ngũ giảng viên (0.373) còn thấp nhất là Sự phục vụ của nhân viên và Cơ sở vật chất của nhà trường (0.229).

Sự tương quan không quá cao giữa các biến độc lập, vì vậy thực hiện hồi quy giữa biến phụ thuộc là Sự hài lòng của sinh viên và 4 biến độc lập (1) Sự đáp ứng và độ tin cậy của nhà trường đối với sinh viên, (2) Đội ngũ giảng viên, (3) Cơ sở vật chất của nhà trường, (4) Sự phục vụ của nhân viên.

2.3.4.3. Phân tích hồi quy:

Phương pháp hồi quy tuyến tính được tiến hành với biến phụ thuộc là Sự hài lòng của sinh viên, các biến độc lập là bốn nhân tố của thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo gồm Sự đáp ứng và độ tin cậy của nhà trường đối với sinh viên; Đội ngũ giảng viên; Cơ sở vật chất của nhà trường; Sự phục vụ của nhân viên. Với mục đích đánh giá mức độ tác động của các nhân tố lên sự hài lịng. Mơ hình như sau:

Y = f(X1, X2, X3, X4)

Trong đó: Y : Sự hài lòng của sinh viên

X1: Sự đáp ứng và độ tin cậy của nhà trường đối với sinh viên; X2: Đội ngũ giảng viên; X3: Cơ sở vật chất của nhà trường; X4: Sự phục vụ của nhân viên

Bốn nhân tố của thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo được đưa vào xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên bằng phương pháp Enter. Kết quả hồi quy lần 1 trình bày ở bảng 2.23 ta loại một biến là Sự phục vụ của nhân viên vì hệ số có Sig. = 0.791 lớn hơn 0.05 (xem thêm Phụ lục 8).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại học viện hàng không việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 57)