CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch
3.2.2 Nâng cao sự đáp ứng và tin cậy của nhà trường
Sự đáp ứng và tin cậy của nhà trường cũng là nguyên nhân làm cho sinh viên khơng hài lịng đối chất lượng dịch vụ đào tạo tại Học viện hiện nay, qua đó tác giả xin được trình bày một số ý kiến để có thể cải thiện nhân tố này cụ thể như sau:
Nhà trường cần có cách thức, tiêu chí cụ thể trong việc đánh giá và kiểm tra kết quả học tập của sinh viên. Việc đánh giá có thể thơng qua hình thức kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ. Từ đó đảm bảo việc cho điểm đánh giá quá trình học tập của sinh viên được minh bạch hơn, nắm bắt chính xác những sai lệch để có những phương án thích hợp xử lý và tránh làm mất uy tín của nhà trường.
Vào mỗi đầu học kỳ nhà trường nên tiến hành lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về công tác giảng dạy của giảng viên ở học kỳ trước. Bởi vì sinh viên là người gần giảng viên nhất. Họ thụ hưởng dịch vụ từ giảng viên và có thể giúp nhà trường nhìn người thầy từ nhiều góc độ khác nhau, toàn diện hơn, xác thực hơn về nội dung, phương pháp truyền đạt, tác phong, thái độ ứng xử, thái độ chính trị, tinh thần trách nhiệm cũng như đạo đức của giảng viên. Vậy vì cần tiếp thu những ý kiến, nhận xét và đóng góp của sinh viên. Tuy nhiên, chỉ nên xem ý kiến đánh giá của sinh viên như một kênh thơng tin để tham khảo, sau đó Ban giám đốc sẽ trao đổi những thông tin phản hồi của sinh viên cho giảng viên biết để điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ đào tạo ở khoá học sau đạt hiệu quả tốt hơn.
Cán bộ nhân viên phòng đào tạo cần tham khảo kinh nghiệm của các trường đại học có bề dày trong cơng tác quản lý đào tạo. Để từ đó có thể lập kế hoạch cũng như chương trình đào tạo một cách cụ thể và hợp lý hơn.
Nâng cấp hệ thống quản lý thông tin sinh viên, bên cạnh đó cần có chuyên viên tin học bậc cao có thể giám sát và bảo mật hệ thống nhằm ngăn chặn trường hợp một số đối tượng xấu xâm nhập phá hoại hệ thống.
Ngay từ khi bắt đầu khóa học, các thơng tin về thời khóa biểu và kế hoạch giảng dạy cần thông báo kịp thời cho sinh viên.
Việc cố định thời gian giảng dạy ở một số môn chuyên ngành, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, là thật sự khó khăn vì cịn phải phụ thuộc vào lịch cơng tác của các chuyên gia. Do đó, cần linh hoạt trong việc thiết kế chương trình sao cho đảm bảo mục tiêu đào tạo nhằm khắc phục và hạn chế các trường hợp khách quan này xảy ra và thơng báo nhanh chóng kịp thời cho sinh viên khi kế hoạch có sự thay đổi.
Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến tâm tư nguyện vọng cũng như những khó khăn của sinh viên trong việc học tập và sinh hoạt đời sống hàng ngày. Từ đó có thể chia sẽ, cảm thông với sinh viên thông qua các buổi sinh hoạt chủ nhiệm hàng tháng giữa sinh viên và giáo viên chủ nhiệm.
Các vấn đề cũng như ý kiến đóng góp của sinh viên nếu thực sự cấp bách thì cần nhanh chóng giải quyết hợp lý, cịn vấn đề nào khó khăn thì cần xem xét đưa ra cách giải quyết cụ thể. Để từ đó sẽ hồn thiện hơn trong cơng tác đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
Cán bộ quản lý khoa kết hợp với ban lãnh đạo nhà trường nên thường xuyên hoặc định kỳ tiếp xúc với sinh viên để lắng nghe ý kiến từ phía sinh viên. Qua đó, hiểu được tâm tư nguyện vọng của người học, đồng thời có những điều chỉnh bổ sung kịp thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học.
Nhà trường cần tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác giảng dạy, thi cử, hoạt động chuyên môn của các khoa.