CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.7 Giả thuyết nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của Jabir et al. (2010) cho thấy các yếu tố Sản phẩm; Địa điểm; Chiêu thị đều có tác động (+) đến hành vi tiêu dùng thực phẩm của NTD Ấn Độ. Do đó, tác giả đƣa ra các giả thuyết nghiên cứu nhƣ sau:
Giả thuyết H1: Sản phẩm có tác động (+) đến hành vi tiêu dùng RAT tại Tp.HCM Giả thuyết H2: Địa điểm có tác động (+) đến hành vi tiêu dùng RAT tại Tp.HCM Giả thuyết H3: Chiêu thị có tác động (+) đến hành vi tiêu dùng RAT tại Tp.HCM
Giả thuyết H4: Độ tin cậy của thơng tin có tác động (+) đến hành vi tiêu dùng RAT tại Tp.HCM
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Dựa trên việc xem xét và tổng kết lý thuyết về Hành vi tiêu dùng; lý thuyết Marketing Mix; cơ sở lý thuyết của biến Sản phẩm, Địa điểm, Chiêu thị và Độ tin cậy của thông tin; mối quan hệ giữa biến Sản phẩm, Địa điểm, Chiêu thị, Độ tin cậy của thông tin và Hành vi tiêu dùng RAT, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu ban đầu gồm 4 thành phần, đó là: Sản phẩm, Địa điểm, Chiêu thị và Độ tin cậy của thơng tin. Trong đó, 3 thành phần: Sản phẩm, Địa điểm và Chiêu thị đƣợc chọn từ mơ hình trong nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thực phẩm của NTD trong nền kinh tế mới nổi của Jabir et al. (2010), còn thành phần Độ tin cậy của thông tin đƣợc chọn từ nghiên cứu của Lu et al. (2010) về các yếu tố ảnh hƣởng ý định tránh tiêu dùng những sản phẩm thực phẩm có chứa sữa. Thành phần Độ tin cậy của thơng tin đƣợc chọn để bổ sung vào mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến Hành vi tiêu dùng RAT tại Tp.HCM, bởi vì: theo Lu et al. (2010), Độ tin cậy của thông tin là một biến có ích để dự đốn và phân tích hành vi tiêu thụ sản phẩm thực phẩm bởi vì niềm tin vào thơng tin liên quan đến an toàn thực phẩm tác động đến việc tiêu thụ thực phẩm, nhu cầu thực phẩm của NTD và quyết định việc một thực phẩm đƣợc chấp nhận hay bị từ chối. Do đó, nghiên cứu kỳ vọng rằng Độ tin cậy của thông tin sẽ có ảnh hƣởng có ý nghĩa đến hành vi tiêu dùng RAT tại Tp.HCM.