Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở thang đo được xây dựng từ nghiên cứu sơ bộ. Bước nghiên cứu này dùng để kiểm định lại thang đo chính thức và mơ hình nghiên cứu.
3.1.2.1.Chọn mẫu và thu thập dữ liệu:
Dữ liệu khảo sát được thu thập theo phương pháp lẫy mẫu thuận tiện từ những người tiêu dùng trên địa bàn TPHCM. Phương pháp chọn mẫu này tuy có nhược điểm là khó đại diện để ước lượng cho tồn bộ tổng thể, nhưng có thể chấp nhận trong kiểm định giả thuyết, vì vậy phương pháp chọn mẫu này được lựa chọn do những giới hạn về thời gian và chi phí.
3.1.2.2.Kích thước mẫu nghiên cứu
Đối với các nghiên cứu có sử dụng phân tích khám phá nhân tố (EFA), kích thức mẫu được lựa chọn xác định bằng (1) Kích thước tối thiểu và (2) Số lượng biến đưa vào phân tích (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Theo Hair và cộng sự (1988), tỷ lệ
quan sát trên biến đo lường là 5:1 hoặc 10:1. Với số biến đo lường trong nghiên cứu chính thức là 26 (sau khi đã loại các biến quan sát không đạt yêu cầu của thang đo nháp), kích thước mẫu tối thiểu nếu áp dụng tỷ lệ 5: 1 sẽ là 26*5 = 130, tuy nhiên theo như nghiên cứu Hoetler (1983) dẫn theo Nguyen và cộng sự (2008) thì cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 200, vậy nên tác giả đã thu thập 260 mẫu cho nghiên cứu chính thức là phù hợp.
3.1.2.3.Phương pháp thu thập dữ liệu
(1)Khảo sát sơ bộ thông bằng bảng câu hỏi in sẵn với đối tượng là những người tiêu dùng hàng ngoại trên 18 tuổi ở địa bàn TP.HCM (lấy mẫu thuận tiện).
(2)Khảo sát chính thức bằng bảng câu hỏi in sẵn với đối tượng là những người tiêu dùng hàng ngoại trên 18 tuổi ở địa bàn TP.HCM (lấy mẫu thuận tiện).
3.1.2.4.Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi tiến hành khảo sát, dữ liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 21.0. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phổ biến trong kỹ thuật xử lý dữ liệu như kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach anpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) thông qua hệ số tải nhân tố và tổng phương sai trích. Tiếp sau đó là hồi quy để kiểm định mơ hình giả thuyết: trước hết tiến hành xem xét hệ số tương quan giữa biến sự sẵn lòng mua hàng ngoại với các biến độc lâp là chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng, sự hướng ra thế giới và đánh giá hàng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam. Bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS (Ordinary Least Square) tiến hành phân tích hồi quy bội tuyến tính nhằm xây dựng mơ hình lý thuyết và qua đó xem xét chiều hướng cũng như cường độ tác động của từng biến động lập tới biến kết quả là sự sẵn lòng mua hàng ngoại. Ở đây, tác giả sẽ sử dụng phương pháp đưa biến Enter để phân tích hồi quy. Cuối cùng là sử dụng kiểm định t-test và ANOVA để xem xét sự khác biệt của các biến nhân khẩu học với sự sẵn lòng mua hàng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam