Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo sự hướng ra thế giới và chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng trong bối cảnh nghiên cứu của luận văn đã từ thang đo đơn hướng trở thành thang đo đa hướng, và các nghiên cứu trước (Hett, 1993; Nijssen và Douglas, 2008; Sampson và Smith, 1957) cho khái niệm sự hướng ra thế giới và nghiên cứu của Sharma, Shimp và Shin (1995) trên thế giới; Nguyễn Thành Long (2011) ở bối cảnh Việt Nam cũng kết luận khái niệm chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng là đa hướng. Cụ thể thang đo sự hướng ra thế giới được nhóm lại thành hai thành phần là hội nhập toàn cầu và sự hướng ngoại, thang đo chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng được nhóm lại thành vị chủng hàng nội và sự bài ngoại.
Bên cạnh đó khi phân tích hồi quy thì kết quả cho thấy trong mơ hình nghiên cứu thì đánh giá hàng ngoại là tác động cùng chiều và lớn nhất đến sự sẵn lòng mua hàng ngoại (Beta=0,31; p=0,000) (giả thiết H3), nghiên cứu của Carter và Maher (2014) cũng kết luận mối quan hệ tích cực nhưng nghiên cứu của các tác giả này trên thị trường các nước phát triển thì biến đánh giá hàng ngoại có trọng số thấp như ở Nhật Bản (Beta=0,09), ở Hàn Quốc (Beta=0,12) điều này có thể hiểu là ở các nước phát triển họ không đánh giá hàng ngoại cao bằng các nước đang phát triển như Việt Nam vì các doanh nghiệp trong nước của họ sản xuất hàng hóa tương đối có chất lượng.
Kết quả hồi quy cũng cho thấy tác động cùng chiều vào sự sẵn lịng mua hàng ngoại có biến sự hướng ra thế giới với hai thành phần là hội nhập toàn cầu (Beta=0,183, p=0,002) và sự hướng ngoại (Beta=0,131, p=0,025), mối quan hệ này (giả thiết H1a, H1b) được hỗ trợ từ các nghiên cứu trước (Rawwas và cộng sự, 1996; Crawford, 1982; Lee, 2008).
Shankarmahesh (2006), Klein và cộng sự (1998), Carter và Maher (2014), Nguyễn Thành Long (2011) cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa chủ nghĩa vị chủng và sự sẵn lòng mua hàng ngoại. Kết quả hồi quy hỗ trợ cho mối quan hệ này, nhưng cụ thể hơn trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam thì chủ nghĩa vị chủng với hai thành phần là vị chủng hàng nội (Beta=-0,178, p=0,001) và sự bài ngoại (Beta=- 0,135, p=0,017) tác động ngược chiều lên sự sẵn lòng mua hàng ngoại (giả thiết H2a, H2b).
Khơng có sự khác biệt về nhân khẩu học (giới tính, trình độ, độ tuổi và thu nhập) đối với sự sẵn lòng mua hàng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam. Kết quả này hầu như giống với kết quả phân tích của Nguyen và cộng sự (2008) nhưng chỉ khác ở điểm là khơng có sự khác biệt về giới tính đối với sự sẵn lòng mua hàng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam trong khi nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2008) thì lại cho rằng có sự khác biệt giữa người tiêu dùng trẻ tuổi và người tiêu dùng lớn tuổi đối với hành vi tiêu dùng.