.Hàm ý đối với nhà quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng và sự hướng ra thế giới đến sự sẵn lòng mua hàng ngoại của người tiêu dùng việt nam (Trang 87 - 89)

Những kết quả nghiên cứu cho thấy một số hàm ý với các nhà quản lý Việt Nam cũng như các nhà quản lý quốc tế trong việc xây dựng chiến lược marketing, đặc biệt là chiến lược định vị tại thị trường Việt Nam nói chung và thị trường TP.HCM nói riêng.

5.2.1.Đánh giá hàng ngoại

Từ kết quả nghiên cứu, các doanh nghiệp nên nhận thấy rằng người tiêu dùng cho rằng việc đánh giá sản phẩm ngoại tác động rất lớn đến hành vi mua của họ. Theo như kết quả nghiên cứu của luận văn thì người tiêu dùng Việt Nam cho rằng hàng ngoại được sản xuất cẩn thận và có tay nghề cao, hàng ngoại được sản xuất

với công nghệ tiên tiến hay khi đi mua hàng thì người tiêu dùng thấy rằng hàng ngoại sử dụng màu sắc và thiết kế bắt mắt, sau khi sử dụng thì họ lại thấy hàng ngoại rất bền và đáng tin cậy. Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh hàng ngoại cũng như các nhà quản lý cần phải đưa chiến dịch truyền thông mạnh mẽ đến người tiêu dùng về chất lượng, giá trị của hàng ngoại đến người tiêu dùng để họ sẵn lòng bỏ tiền ra mua hàng ngoại về sử dụng cho bản thân và gia đình.

5.2.2.Sự hướng ra thế giới

Sự hướng ra thế giới (gồm hội nhập tồn cầu và sự hướng ngoại) có tác động dương lên sự sẵn lòng mua hàng ngoại. Sau khi nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng, người Việt Nam luôn sẵn sàng hội nhập với toàn cầu, họ cho rằng Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế là điều tốt, việc trở thành cơng dân tồn cầu trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay là điều bình thường và việc sử dụng hàng hóa từ các quốc gia khác là cần thiết để đáp ứng nhu cầu đa dạng của mình. Bên cạnh đó, người Việt Nam cũng dễ dàng chấp nhận những văn hóa từ các quốc gia khác, điều đó thể hiện ở việc họ cho rằng mỗi cá nhân nên đi nhiều nơi để tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác, việc giao lưu kết bạn với bạn bè trên khắp thế giới là điều cần thiết, hay thậm chí mỗi cá nhân nên đi ra nước ngồi sống nếu có cơ hội hoặc làm việc tại những doanh nghiệp nước ngồi để phát triển bản thân, đó là những điều mà luận văn đã kiểm định được. Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh hàng ngoại hoặc các nhà quản lý cần có những chiến dịch quảng bá những hình ảnh đep, những lợi ích của tồn cầu hóa, những lợi ích của sự giao lưu văn hóa với các nước, các dân tộc trên thế giới để người tiêu dùng có thái độ tốt với hàng ngoại để từ đó họ sẽ sẵn lịng mua hàng ngoại hơn.

5.2.3.Chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng

Còn việc chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng (gồm: vị chủng hàng nội và sự bài ngoại) có tác động âm đến sự sẵn lòng mua hàng ngoại thì các nhà quản lý phải dành nhiều nguồn lực hơn cho những công cụ marketing, cụ thể là xúc tiến bán hàng, giá và quảng bá thương hiệu đến với người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng có tính vị chủng cao rằng việc mua hàng ngoại là điều bình thường trong thời

buổi tồn cầu hóa, các nước hội nhập sâu rộng với nhau. Qua quá trình phỏng vấn với một số người tiêu dùng có trình độ cao (đại học và cao học) thì đa số cho rằng việc mua hàng ngoại không những không ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam mà còn là động lực cho các doanh nghiệp Việt cải thiện năng lực nội tại để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với hàng ngoại.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng nội thì việc chủ nghĩa vị chủng tác động âm đến sự sẵn lịng mua hàng ngoại cũng có hàm ý rằng nếu như các cơng ty hoặc các nhà quản lý tìm cách để tăng tính vị chủng của người tiêu dùng (ví dụ như chương trình “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”) hoặc cố gắng đưa ra các ví dụ về các quốc gia phát triển được nhờ người tiêu dùng trong nước ủng hộ hàng nội địa (như Nhật Bản, Hàn Quốc,…), hay việc tiêu dùng hàng ngoại có ảnh hưởng khơng tốt lên nền kinh tế Việt Nam để họ khơng sẵn lịng mua hàng ngoại và dành cơ hội cho hàng nội. Nhưng các công ty và các nhà quản lý cũng cần lưu ý rằng khi thực hiện các chương trình như đã kể trên thì nó cũng có tác dụng ngược lại nếu như chất lượng hàng nội không mang lại cho người tiêu dùng như những gì họ mong muốn thì họ lại càng có thái độ không tốt đối với hàng nội và họ sẽ tìm đến hàng ngoại để thỏa mãn nhu cầu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của chủ nghĩa vị chủng tiêu dùng và sự hướng ra thế giới đến sự sẵn lòng mua hàng ngoại của người tiêu dùng việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)