Mơ hình tam giác năng lực ASK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực của nhân lực công ty TNHH DAEKYO việt nam giai đoạn 2017 2025 (Trang 37 - 40)

Theo mơ hình ASKs, Thái độ được đánh giá là quan trọng nhất trong số 3 nhân tố cấu thành năng lực cá nhân và tổ chức. Thái độ được thể hiện dựa trên phẩm chất và hành vi của cá nhân đối với công việc, động cơ, cũng như những tố chất cần có để đảm nhận tốt cơng việc (Harrow, 1972). Như đã trình bày ở phần trên, mỗi vị trí khác nhau sẽ cần địi hỏi năng lực phẩm chất khác nhau của mỗi cá nhân nhằm thự hiện tốt mục tiêu của công việc.

Lê Quân, Nguyễn Quốc Khánh (2012) đã khảo sát và nghiên cứu các năng lực phẩm chất cần có của các CEO doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam. Trong đó, “các CEO doanh nghiệp nhỏ Việt Nam cho rằng bao quát là phẩm chất quan trọng nhất, tiếp theo là tính kiên nhẫn, tính sáng tạo, tính mạo hiểm và quyết đoán”.

Bảng 1.3. Các phẩm chất (A) cần thiết cho các CEO doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam.

Nguồn: L.Quân, N.Q.Khánh (2012)

Ngoài phẩm chất ra, kĩ năng và kiến thức là 2 nhân tố dung trong mô hình ASKs để đánh giá cá nhân, nhất là trong công tác tuyển dụng và đãi ngộ.

Theo Vietnamwork (2016), một trong những cơng ty tìm kiến nguồn nhân lực hàng đầu, các công ty hiện nay đều yêu cầu ứng viên và người lao động cần có các kiến thức chun mơn vững, ngoại ngữ và nhóm kiến thức về hội nhập.

Như vậy, mơ hình ASKs bao gồm 3 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá, định hướng đào tạo cho người lao động, khơng chỉ ở vị trí nhân viên mà cịn các vị trí cao trong tổ chức

Bảng 1.4. ASK tiêu biểu cho CEO doanh nghiệp nhỏ Việt Nam

Nguồn: L.Quân, N.Q.Khánh (2012)

Nguồn: L.Quân, N.Q.Khánh (2012)

1.2.1.4. Cấp độ của năng lực

Các cá nhân là tập hợp của các năng lực khác nhau. Các năng lực được biểu hiện theo các cấp độ khác nhau mà mỗi cấp độ đều có ý nghĩa riêng. Cấp độ càng cao thì càng địi hỏi năng lực hành vi càng phức tạp. Mỗi vị trí khác nhau đều yêu cầu cấp độ năng lực khác nhau. Dreyfus, Stuart E. (1980) đã nghiên cứu và khái quát rằng cấp độ của năng lực có thể được phân chia thành 5 cấp độ:

Bảng 1.5. Cấp độ của năng lực và diễn giải

Cấp độ Diễn giải

Cấp độ 1 – Người học việc (Novice)

Ở cấp độ này, năng lực được thể hiện ở mức độ sơ cấp. Cá nhân khơng có nhiều kĩ năng thực hành, chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết giáo khoa. Cá nhân cần sự dẫn dắt, chỉ việc của người điều hành thì có thể hồnh thành công việc cơ bản

Cấp độ 2 – Người bắt đầu thạo việc (Advanced Beginner)

Cá nhân từ cấp độ này đã có sự hiểu biết nhất định về tính chất cơng việc, có thể hồn thành cơng việc ở mức dộ cơ bản mà không cần sự dẫn dắt. Tuy nhiên, vẫn chưa thể xử lý cơng việc trong các tình huống khó khăn

Cấp độ 3 – Người năng lực (Competent)

Biểu thị năng lực vựng chắc. Cá nhân đã có thể làm việc độc lập, hiểu biết các vấn đề của tổ chức và xử lý tình huống tốt mà khơng cần sự dẫn dắt

Cấp độ 4 – Người làm việc hiệu quả (Proficient)

Ở cấp độ này, cá nhân có sự hiểu biết sâu rộng, có thể đạt được tiêu chuẩn cơng việc

cao, có thể dẫn dắt nhân viên từ cấp độ 1 đến cấp độ 3

Cấp độ 5 – Chuyên gia (Expert) Cá nhân biểu thị năng lực ở mức độ chun gia. Cá nhân có thể hiểu cực kì sâu sắc vấn đề, vận dụng được năng lực bản than ở các tình huống phức tạp. Ngồi ra, cá nhân cũng có đầy đủ kĩ năng, sự sang tạo để đưa ra các giải pháp mới tân tiến và hiệu quả hơn.

Cá nhân có thể dẫn dắt đội ngũ từ cấp độ 4 trở xuống để hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

Nguồn: Dreyfus, Stuart E. (1980) Dịch diễn giải: tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực của nhân lực công ty TNHH DAEKYO việt nam giai đoạn 2017 2025 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)