Các quan điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP HCM (Trang 26 - 29)

1.3.1 Các quan điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. bằng xã hội.

Quan điểm của Simon Kuznets (1901-1985): Simon Kuznets là nhà kinh tế

học người Mỹ, năm 1955 ơng đưa ra mơ hình nghiên cứu thực nghiệm nhằm xem xét mối quan hệ giữa thu nhập (GNP/người) và tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Theo ông, bất bình đẳng là một hệ quả của quá trình tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn đầu, khi GNP/người tăng thì tình trạng bất bình đẳng tăng, đến giai đoạn trình độ phát triển cao, khi GNP/người tăng thì tình trạng bất bình đẳng lại giảm đi, lúc đó thu nhập và phúc lợi có xu hướng được phân phối cơng bằng hơn. Kuznets đã thể hiện q trình trên trong mơ hình chữ U ngược.

Mơ hình chữ U ngược của Simon Kuznets

GNP/người Gini

Hạn chế trong mơ hình của Simon Kuznets là ơng khơng giải thích được hai vấn đề quan trọng: Một là, nguyên nhân cũng như bản chất cơ bản dẫn đến tình trạng bất bình đẳng. Hai là, phạm vi khác biệt giữa các nước về xu thế thay đổi này trong điều kiện họ sử dụng các chính sách khác nhau tác động đến tăng trưởng và bất bình đẳng.

Quan điểm của Athur Lewis (1915-1991).

Authur Lewis là nhà kinh tế học người Jamaica, ơng nghiên cứu và đưa ra mơ hình nhị nguyên. Ông cho rằng, xuất phát từ sự di chuyển lao động giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Theo ơng, tình trạng bất bình đẳng sẽ tăng lên trong giai đoạn đầu và sẽ giảm đi khi nền kinh tế đạt tới một trình độ phát triển cao. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế tồn tại hai khu vực: khu vực công nghiệp với tiền lương cao và khu vực nơng nghiệp với tiền lương thấp. Do đó, việc mở rộng qui mơ sản xuất khu vực công nghiệp sẽ thu hút một số lượng lớn lao động từ nông nghiệp, và nhà tư bản chỉ trả lương công nhân ở mức thấp. Như vậy, thu nhập của nhà tư bản vừa tăng lên do qui mô sản xuất mở rộng, vừa tăng lên do lao động của công nhân đem lại. Giai đoạn sau, bất bình đẳng giảm do khi lao động dư thừa được thu hút hết vào thành thị - cơng nghiệp và dịch vụ thì lúc này lao động trở nên khan hiếm trong sản xuất. Cung lao động giảm, cầu lao động tăng lên đòi hỏi phải tăng tiền lương cho người lao động. Điều này sẽ làm cho bất bình đẳng giảm.

A. Lewis kết luận, bất bình đẳng khơng chỉ là kết quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết để tăng trưởng kinh tế. Các nhà tư bản và nhóm người có thu nhập cao sẽ phải nhận được nhiều hơn vì họ là những người sử dụng phần tiết kiệm của mình tạo ra nguồn tích lũy mở rộng sản xuất.

Quan điểm của Ngân hàng thế giới.

Theo WB, nguyên nhân cơ bản của tình trạng bất bình đẳng là do sự bất cơng trong vấn đề sở hữu mà đặc biệt là vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất. Vì vậy, cần phải phân phối lại các thành quả của tăng trưởng kinh tế, sao cho cùng với thời gian, phân phối thu nhập dần dần cải thiện. Nó bao gồm phân phối của cải (tài sản) và

phân phối lại từ tăng trưởng kinh tế. Ở các nước đang phát triển, chính sách phân phối lại tài sản bao gồm: chính sách cải cách ruộng đất; chính sách nhằm tăng cường cơ hội giáo dục cho nhiều người.

Các chính sách tăng trưởng mà khơng tính đến khía cạnh phân phối thu nhập và phân phối cơ hội, cũng như khơng gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững sẽ khó duy trì được tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Một khi chú trọng đến chất lượng tăng trưởng, thì khía cạnh phân phối và xóa đói giảm nghèo khơng thể giải quyết chỉ bằng chính sách tái phân phối thu nhập trực tiếp. Các biện pháp gián tiếp nhằm tạo cơ hội cho người nghèo có thể tham gia nhiều hơn q trình tăng trưởng mới là cần thiết. Do đó, đầu tư cho giáo dục, y tế và bảo vệ mơi trường có tác động tích cực tới việc hình thành vốn con người và vốn tài nguyên. Đây là hai yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và thu nhập của người nghèo.

Quan điểm của C. Mác (1818-1883).

Thơng qua việc phân tích nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đương thời, C. Mác đã thể hiện những tư tưởng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

C. Mác đưa ra khái niệm tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất trong năm. Về mặt giá trị nó bao gồm C + V + M. Trong đó C là giá trị của tồn bộ các tư liệu sản xuất mà xã hội đã sử dụng, V + M là giá trị xã hội mới tạo ra, là thu nhập quốc dân của xã hội.

C. Mác chỉ ra rằng trong quá trình sản xuất, bằng lao động trừu tượng của mình, người cơng nhân tạo ra giá trị mới là v+m. Người công nhân chỉ nhận được v dưới dạng tiền cơng, cịn nhà tư bản lấy giá trị thặng dư (m). Nguồn gốc của bất bình đẳng này xuất phát từ quan hệ sở hữu, xây dựng chế độ công hữu là giải pháp cơ bản nhất để giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong xã hội.

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trước khi đổi mới, nước ta thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chỉ với hai hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu tồn dân và tập thể về tư liệu sản xuất. Cơ

chế quản lý bao cấp của thời kỳ này đã kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông.

Từ sau đổi mới năm 1986, quan điểm bao trùm, nhất quán gắn tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội được Đảng ta khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và trong suốt q trình phát triển. Cơng bằng xã hội phải thể hiện ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình”2

.

Qua các kỳ đại hội tiếp theo, Đảng ta vẫn kiên định quan điểm trên về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Đại hội Đảng lần thứ XI đã kế thừa, bổ sung và phát triển chủ trương, quan điểm về thực hiện kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội: “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hịa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”. Và “…thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững” 3

.

Quan điểm của Đảng bộ và Chính quyền TP. Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Quán triệt quan điểm của Đảng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển. Đảng bộ TP.HCM đưa quan điểm này vào nghị quyết đại hội: “…gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong suốt quá trình phát triển” 4

. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định và tiến thêm một bước là nâng cao chất lượng tăng trưởng: “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đổi mới mạnh mẽ mơ hình tăng trưởng theo hướng phát triển kinh tế tri thức và tăng trưởng xanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng và nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP HCM (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)