Lao động, việc làm, thu nhập và mức sống của người dân trong quá trình tăng trưởng ở TP.HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP HCM (Trang 49 - 53)

Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và cơng bằng xã hội ở TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2014.

2.2.1 Lao động, việc làm, thu nhập và mức sống của người dân trong quá trình tăng trưởng ở TP.HCM.

trình tăng trưởng ở TP.HCM.

2.2.1.1 Về lao động, việc làm.

Trong thời gian qua, kinh tế Thành phố tăng trưởng khá cao (Trung bình 11,6%) đã có tác dụng tích cực đến giải quyết việc làm cho người lao động. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển mạnh (từ 35.090 doanh nghiệp năm 2006 lên 83.686 doanh nghiệp năm 2010 và 104.641 năm 2011 lên 117.487 năm 2013)6 đã tạo ra nhiều việc làm mới. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006-2010 Thành phố đã giải quyết việc làm cho 280.266 lao động trong đó có 121.233 lao động mới và giai đoạn 2011-2014 giải quyết việc làm trung bình mỗi năm khoảng 191.174 lao động, trong đó giải quyết việc làm mới trung bình cho 123.750 lao động.

Bảng 2.6 - Việc làm trong giai đoạn 2006-2014 tại TPHCM.

Đơn vị tính: ngàn

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tốc độ tăng trưởng KT (%)

12,2 12,6 10,7 8,6 11,6 10,3 9,2 9,3 9,6 Việc làm trong năm 239,6 259,1 277,8 289,6 291,6 292,1 289,4 293,2 290 Việc làm trong năm 239,6 259,1 277,8 289,6 291,6 292,1 289,4 293,2 290 Việc làm mới trong năm 105 118,2 120,1 124,9 127,9 128 123 123 121

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM-2014.

So sánh giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và số việc làm qua các giai đoạn, ta thấy GDP trong giai đoạn 2006-2010 tăng trung bình ở mức 11,14% và việc làm bình quân trong giai đoạn này khoảng 280.266 lao động, trong đó lao động mới

6

bình quân 121.233 người. Và giai đoạn 2011-2014 tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,6%, việc làm bình quân trong cùng kỳ khoảng 191.174 lao động, trong đó việc làm mới bình qn là 123.750 người. Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Thành phố trong thời gian qua dẫn đến gia tăng một lượng việc làm cho người lao động.

Thực hiện chương trình quốc gia về hỗ trợ giải quyết việc làm, Thành phố đã giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, nhất là người nghèo. Cụ thể, năm 2006-2007, các khu vực kinh tế trên địa bàn Thành phố đã thu hút 533.320 lao động. Trong đó chương trình vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và Quỹ xóa đói giảm nghèo thành phố đã cho vay 2.409 dự án của 18.322 hộ, tạo việc làm mới tại chỗ cho 34.542 lao động của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt chú trọng hỗ trợ và cho vay vốn các đối tượng là người tàn tật, người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, người bị thu hồi đất để họ tự tạo việc làm (Đổ Phủ Trần Tình, 2010, trang 66). Theo thống kê của Sở LĐTB&XH TP.HCM, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hộ nghèo Thành phố giai đoạn 2009-2013: Lao động được giải quyết việc làm trong nước: 58.816 lao động (Trong đó: Năm 2009 là 6.299 lao động; năm 2010:12.362; năm 2011: 15.283; 2012: 15.389 và 2013: 9.483). Người lao động đi làm việc ở nước ngoài: trên địa bàn thành phố có 38 doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và 11 chi nhánh công ty. Trong năm 2014, số lao động được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngồi thơng qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là 9.567 lao động.

Tính tại thời điểm ngày 31/12 hàng năm, lao động trong các doanh nghiệp ở Thành phố như sau:

Bảng 2.7 - Lao động trong doanh nghiệp TP.HCM.

Đơn vị tính: người 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số . DN nhà nước . DN ngoài NN . DN vốn đầu tư NN 1.072.689 87.649 415.440 380.397 1.050.607 84.415 385.093 384.366 1.932.395 218.674 1.281.072 432.649 2.321.058 219.829 1.632.558 468.671 2.451.527 205.046 1.692.333 544.130 2.362.613 203.761 1.618.152 540.700 2.423.098 209.252 1.631.477 528.369 Dân số TP (triệu) 6,778 7,000 7,201 7,396 7,590 7,791 7,939

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, lao động trong các doanh nghiệp tại Thành phố cũng gia tăng và giữ con số ổn định theo các năm, từ 1.072.689 lao động năm 2007 tăng 2.423.098 lao động vào năm 2013. Trong đó, lao động trong các doanh nghiệp tư nhân tăng qua các năm. Điều này tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động.

Tăng trưởng kinh tế Thành phố kéo theo gia tăng việc làm, đảm bảo mức thu nhập ổn định cho người lao động, đồng thời góp phần kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Bảng 2.8 - Tỷ lệ thất nghiệp ở TP.HCM giai đoạn 2006-2014.

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỉ lệ thất nghiệp thành thị (%)

5,8 5,6 5,4 5,3 5,1 4,73 4,90 4,83 4,67

Nguồn: Theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM.

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở Thành phố từ mức 5,8% trong năm 2006, xuống cịn 4,67% năm 2014. Bình qn trong giai đoạn 2006-2014, tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức 4,6%.

Để đạt được kết quả trên, Đảng bộ và Chính quyền Thành phố đã đề ra nhiều chủ trương và biện pháp để thực hiện. Giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc, nhất là lao động và việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Chương trình hành động số 28-CTrHĐ/TU ngày 8/11/2012 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, có ghi: “... Đẩy mạnh thơng tin phục vụ giao dịch, giới thiệu việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động; thực hiện chặt chẽ, hiệu quả dự án cho vay vốn giải quyết việc làm với lãi suất thấp thông qua Quỹ quốc gia về việc làm”.

2.2.1.2 Về thu nhập và mức sống người dân. Kinh tế Thành phố tăng trưởng

trong thời gian qua làm tăng GDP bình quân đầu người. Giai đoạn 2006-2010 GDP/người ở Thành phố tăng bình quân là 14%; giai đoạn 2011-2014 là 14,3%.

Trong đó, GDP bình qn đầu người năm 2006 là 29.133.000 đồng/người/năm; năm 2010 là 55.985.000 và năm 2014 là 109.290.000. Nếu so sánh giữa 2010 với 2006 chênh lệch gấp 1,9 lần và năm 2014 với 2006 là 3,75 lần. Điều này phản ánh kết quả sản xuất tính bình qn đầu người một năm ở Thành phố tăng liên tục ở mức cao qua các năm.

Bảng 2.9 - GDP bình quân/người ở Thành phố trong giai đoạn 2006-2014.

Đơn vị; ngàn/người Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 GDP bình quân đầu người(ngàn) 29.133 33.814 41.107 46.804 55.985 75.917 84.456 96.219 109.290 Tốc độ tăng (%) 16,06 21,56 13,85 19,61 35,60 11,24 13,92 13,58

Nguồn: Số liệu niên giám thống kê TPHCM (2010&2014).

Thu nhập bình quân đầu người một tháng gia tăng qua các năm từ 2006 là 1.480 ngàn; năm 2008: 2.192; năm 2010: 2.737 và 2012: 3.652,7 ngàn. Thu nhập dân cư Thành phố tăng, góp phần tăng mức sống của người dân. Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố, năm 2006, tỷ lệ hộ có thu nhập thấp theo tiêu chí Thành phố dưới 6 triệu đồng/người/năm (chuẩn nghèo Thành phố) đã giảm đáng kể, từ mức 7,8% cuối năm 2005 đã giảm còn 4,3% ở cuối năm 2006, tương đương với 51.953 hộ.

Bảng 2.10 - Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế.

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Năm 2006 2008 2010 2012

Toàn thành phố 1.480,0 2.192,0 2.737,0 3.652,7

Nguồn: Niên giám Thống kê TPHCM – 2014 (tr. 305).

Năm 2013 (Ngày 31/11), trên địa bàn Thành phố cịn khoảng 18.542 hộ có thu nhập từ 12 triệu đồng/người/năm với 81.709 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 1,02% tổng số hộ dân. So với năm 2010, năm 2013 giảm 106.603 hộ có thu nhập từ 12 triệu/đồng/người/năm với 490.104 nhân khẩu.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế Thành phố trong những năm qua kéo theo thu nhập của dân cư ở chuẩn nghèo tăng lên đáng kể. Từ đó làm tăng mức sống người dân Thành phố, được thể hiện thơng qua việc chi tiêu bình qn của một người một tháng trên toàn thành phố ngày càng tăng.

Bảng 2.11 - Chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế.

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Năm 2006 2008 2010 2012 Tổng số 1.052,1 1.572,0 2.058,0 2.363,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP HCM (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)