Tăng trưởng kinh tế với việc nâng cao phúc lợi xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP HCM (Trang 59 - 63)

- chênh lệch giữa TT & NT

2.2.3 Tăng trưởng kinh tế với việc nâng cao phúc lợi xã hội.

Cùng với tăng trưởng kinh tế, Chính quyền Thành phố thực hiện nhiều chính sách xã hội nhằm đảm bảo công bằng cho người dân. Lĩnh vực giáo dục đào tạo và y tế được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong việc nâng cao nguồn nhân lực và chất lượng dân số Thành phố.

2.2.3.1 Về giáo dục và đào tạo, trong giai đoạn 2006-2014, ngành giáo dục

Thành phố, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, Thành phố cũng thực hiện nhiều chính sách về giáo dục nhằm thực hiện cơng bằng xã hội, như chính sách hỗ trợ cho diện hộ nghèo được giảm học phí và giảm các khoản đóng góp cơ sở vật chất. Năm 2006-2007, Thành phố đã miễn 100% học phí và các khoản đóng góp cơ sở vật chất cho 29.397 trường hợp (kinh phí ngân sách cấp bù cho ngành giáo dục là 10,5 tỷ đồng) (Đổ Phủ Trần Tình, 2010, trang 79). Năm học 2007-2008 là 30.400 trường hợp (kinh phí ngân sách cấp bù 12 tỷ đồng); năm 2008-2009, miễn học phí cho khoảng 29.000 trường hợp (9.500 học sinh diện nghèo và 19.500 học sinh diện hộ cận nghèo đang học tại các trường cơng lập) với tổng kinh phí ngân sách cấp bù khoảng 11,6 tỷ đồng. Năm học 2011-2012 miễn giảm 3,4 tỷ đồng học phí cho 30,1 ngàn học sinh thuộc hộ nghèo; Hỗ trợ học bổng cho 15,6 ngàn học sinh, sinh viên với số tiền là 15,7 tỷ đồng. Hỗ trợ học phí học tập cho năm học 2013-2014 cho 47.716 lượt học sinh thuộc diện hộ nghèo với số tiền là 17,7 tỷ và đào tạo nghề ngắn hạn cho 1.799 lao động nghèo7

.

Theo số liệu của Cục thống kê Thành phố, số học sinh bỏ học trong những năm gần đây ở mức khá cao. Cụ thể, năm học 2009-2010 là 6.575, năm học 2010- 2011 là 4.946, năm học 2011-2012: 7.346, năm học 2012-2013: 2.512 và năm 2013- 2014 là 3.270. Trong số học sinh bỏ học, khơng ít trường hợp là học sinh nghèo, vùng sâu, vùng xa. Thành phố cũng có chủ trương mở các lớp học tình thương, tạo điều kiện thuận lợi cho con em hộ nghèo đến lớp ban đêm. Đặc biệt, phong trào chăm lo việc học cho con em nghèo được từng bước xã hội hóa thơng qua các chương trình hoạt động có hiệu quả của Hội khuyến học, Hội bảo trợ giáo dục, các đồn thể… Xây dựng các phịng học, trường học vùng sâu vùng xa, mở thêm cơ sở mái ấm, nhà nuôi dạy trẻ em đường phố… Những chương trình trên đạt được hiệu quả nhất định, hạn chế thấp nhất tình trạng con em hộ nghèo bắt buộc phải bỏ học, nghỉ học vì gia đình q khó khăn trong cuộc sống. Thành phố cũng đảm bảo hỗ trợ cho học sinh nghèo được miễn, giảm các khoản đóng góp cho nhà trường; đồng thời

7

tích cực vận động các quỹ học bổng để hỗ trợ cho học sinh nghèo. Thành phố chi cho giáo dục tăng dần qua các năm, bình quân tăng 20,8%/năm.

2.2.3.2 Về y tế, hệ thống y tế ngày càng phát triển, đảm bảo chăm sóc sức

khỏe cho nhân dân Thành phố và các tỉnh. Cơng tác xã hội nói riêng và công tác chuyên môn của ngành y tế thu được những kết quả quan trọng góp phần đáng kể vào thực hiện công bằng xã hội trên địa bàn Thành phố trong thời gian vừa qua. Với sự phát triển mạnh hệ thống y tế tư nhân góp phần giảm áp lực tại các bệnh viện công. Cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư mở rộng, nâng cấp với nhiều thiết bị hiện đại góp phần nâng chất khám chữa bệnh cho nhân dân.

Đóng góp của ngành y tế đối với thực hiện cơng bằng xã hội thể hiện qua chủ trương của Thành phố cấp sổ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo từ năm 1992, sau đó là cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí, bình qn cấp khoảng 250.000 sổ, thẻ/năm; đồng thời thực hiện hỗ trợ một phần viện phí cho những trường hợp gặp khó khăn khơng nằm trong đối tượng được hưởng chế độ khám chữa bệnh thuộc diện người nghèo. Từ năm 2001, Thành phố chuyển sang thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hộ nghèo, người già yếu, neo đơn hưởng trợ cấp xã hội bằng ngân sách Thành phố và nguồn vận động xã hội. Theo số liệu của Sở LĐTB&XH, số thẻ BHXH cấp cho người nghèo từ năm 2009 đến năm 2013 là 1.193.719 thẻ với số tiền là 254.392 triệu đồng. Số lượt chữa bệnh cho người nghèo được hỗ trợ trong giai đoạn 2009-2013 là 228.247 lượt người với số tiền là 24.703,5 triệu đồng. Và trong năm 2014, Thành phố thực hiện gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho 97.272 người đảm bảo 100% đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm y tế tiếp tục được gia hạn giá trị sử dụng thẻ; mua bổ sung cho 14.282 người giảm 3,67% so với năm 2013 và đạt 95,5% số thẻ dự kiến mua theo kế hoạch năm 2014.

Thành phố đảm bảo mức đóng góp bảo hiểm y tế hàng tháng đối với các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội bằng 3% mức tiền lương tối thiểu hiện hành, gồm cả người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên khơng có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội và người thuộc diện cận nghèo.

Bảng 2.17 - Thẻ BHXH cấp cho người nghèo.

2004-

2008 2009 2010 2011 2012 2013

2009-2013 2013

Số thẻ BHYT cho người nghèo Kinh phí (triệu đồng): 1.251.852 120.177 448.201 68.354 318.563 112.814 211.291 70.221 112.520 35.508 103.144 35.849 1.193.719 254.392 Nguồn: Sở LĐTB&XH TP.HCM. 2.2.3.3 Về công tác đền ơn đáp nghĩa. Thành phố có hơn 200.000 người có

cơng với đất nước, thuộc diện ưu đãi và thực hiện tốt chính sách đối với người có cơng, như tặng nhà tình nghĩa, ưu tiên vay vốn để có điều kiện canh tác, ni trồng, hỗ trợ học văn hóa, học nghề, hỗ trợ vốn cho sản xuất… nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng (phụng dưỡng suốt đời cho 352/1925 bà mẹ VN anh hùng) với mức trợ cấp từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/tháng. Nhận đỡ đầu cho con thương bệnh binh nặng, con liệt sỹ mồ côi. Thành phố cũng đã vận động các tổ chức, cá nhân tặng hơn 5.167 sổ vàng tình nghĩa với số tiền hơn 3 tỷ đồng. Việc thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa là chủ trương lớn của Nhà nước ta đối với người có cơng đối với đất nước. Đây là việc làm rất có ý nghĩa đối với người có cơng mà hiện nay họ ở vào diện cần phải xem xét giúp đỡ để mang lại sự công bằng về thu nhập đối với họ.

2.2.3.4 Về phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương. Phong trào

xây dựng nhà tình nghĩa là một trong những phong trào đền ơn đáp nghĩa có tính xã hội hóa cao, mang lại kết quả thiết thực góp phần khắc phục một phần đối với người có cơng với đất nước gặp khó khăn về nhà ở. Từ 2004 đến 2008, Thành phố đã xây dựng 5.583 căn nhà tình nghĩa cho diện chính sách có khó khăn về nhà ở với kinh phí là 60,9 tỷ đồng. Và từ năm 2009 đến 2013 là 4.988 căn với số tiền là 101,7 tỷ đồng8

. Song song với chương trình xây nhà tình nghĩa, Thành phố thực hiện phong trào vận động xây nhà tình thương cho người nghèo. Trong giai đoạn 2004-2008,

8

Thành phố vận động xây dựng 1.634 căn nhà tình thương với kinh phí là 21,8 tỷ đồng và giai đoạn 2009-2013 xây dựng 527 căn với số tiền là 19,6 tỷ đồng.

2.2.3.5 Về các lĩnh vực phúc lợi khác. Chương trình sửa chữa chống dột,

chống ngập cho hộ nghèo được UBND TP triển khai từ năm 1999, đến năm 2009 huy động được 20,967 tỷ đồng, hỗ trợ sửa chữa 7.322 căn nhà cho hộ nghèo. Giai đoạn 2009-2013 huy động được 33 tỷ đồng chống dột cho 4.413 hộ dân nghèo thành phố.

Chương trình ngói hóa, tơn hóa, xóa nhà tranh tre đã triển khai ở huyện Củ Chi, Nhà Bè, Quận 12 theo phương thức UBND quận, huyện bảo lãnh tín chấp và bù lãi suất cho các hộ nghèo vay từ ngân sách tín dụng ưu đãi của ngân hàng. Thơng qua chương trình này, bộ mặt nơng thơn ngoại thành dần thay đổi và đời sống người dân được cải thiện hơn. Từ năm 1998 đến 2009, huyện Củ Chi có hơn 4.063 hộ vay vốn trả góp với số tiền 22,3 tỷ; Nhà Bè hỗ trợ 276 hộ vay hơn 2,1 tỷ đồng; quận 12 hỗ trợ 250 hộ với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Người nhập cư vào Thành phố với số lượng ngày càng tăng, họ đã đóng góp khơng ít vào tăng trưởng kinh tế của Thành phố. Tuy nhiên, phần lớn họ sinh sống ở những khu tạm cư, khu nhà trọ trong điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, phúc lợi xã hội đến với họ còn thấp. UBND Thành phố đã thực hiện nhiều chương trình để hỗ trợ diện này, như giảm tiền điện, tiền nước sinh hoạt ở các khu nhà trọ cho công nhân…

Như vậy, cùng với tăng trưởng kinh tế, trong thời gian qua Thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao đời sống của người dân thuộc diện khó khăn - những người có ít điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Bằng các biện pháp, như thông qua giáo dục đào tạo, y tế, hệ thống an sinh xã hội (Bảo hiểm xã hội; trợ giúp xã hội; trợ cấp gia đình; các quỹ tiết kiệm xã hội; các dịch vụ xã hội khác được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP HCM (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)