Tăng trưởng kinh tế và vấn đề xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP HCM (Trang 63 - 65)

- chênh lệch giữa TT & NT

2.2.4 Tăng trưởng kinh tế và vấn đề xóa đói giảm nghèo.

Theo Sở LĐTB&XH Thành phố, Chương trình xóa đói giảm nghèo của Thành phố triển khai thực hiện từ năm 1992 đến nay đã qua 4 giai đoạn và đạt kết quả khả quan:

Giai đoạn 1 (1992-2003), theo tiêu chí thu nhập bình quân dưới 3 triệu đồng/người/năm ở khu vực nội thành và dưới 2,5 triệu đồng/người/năm ở khu vực ngoại thành, thì năm 1992 tồn Thành phố có 121.722 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 17% tổng số hộ dân. Qua thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo thì đến năm 1997, Thành phố còn 98.984 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 12,3% và đến cuối năm 2003, số hộ nghèo giảm còn 1.655 hộ, chiếm 0,15% trong tổng số dân Thành phố.

Giai đoạn 2 (2004-2010), với tiêu chí nghèo được nâng cao hơn (thu nhập bình quân dưới 6 triệu đồng/người/năm tính chung cho cả khu vực nội và ngoại thành), số hộ nghèo được thống kê trong thời điểm này là 89.090 hộ, chiếm 8% tổng số hộ dân Thành phố.

Giai đoạn 3 (2010-2013), chương trình giảm hộ nghèo tăng hộ khá được Thành ủy và Ủy ban nhân Thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện với mức chuẩn nghèo theo tiêu chí thu nhập 12 triệu đồng/người/năm và mức chuẩn hộ cận nghèo thu nhập trên 12 triệu đồng đến dưới 16 triệu đồng/người/năm. Hoạt động giảm nghèo chủ yếu của giai đoạn này được nâng về chất lượng, tập trung cho nhóm hộ nghèo và cận nghèo. Đến cuối năm 2012, Thành phố còn 38.632 hộ nghèo, chiếm 2,12% tổng hộ dân Thành phố.

Giai đoạn 4 (2014-2015). Báo cáo của UBND Thành phố cho biết: Giai đoạn 2014 - 2015, thành phố có 26 nghìn hộ nghèo, cận nghèo đã vay 296 tỷ đồng từ Quỹ xóa đói, giảm nghèo với lãi suất 0,5%/tháng để sản xuất, kinh doanh nhỏ; 45 nghìn hộ nghèo, 29 nghìn học sinh nghèo, 47 nghìn hộ khó khăn được vay 1.759 tỷ đồng để cải thiện đời sống, học tập, đi xuất khẩu lao động từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội; gần bảy nghìn dự án được vay 257 tỷ đồng giải quyết việc làm cho 16 nghìn lao động từ Quỹ quốc gia về việc làm… TP.HCM đã đầu tư 329 tỷ đồng cho y tế, giáo dục đối với người nghèo và vận động được 82 tỷ đồng xây dựng

nhà tình thương, cấp học bổng, cấp xe đạp, sửa chữa nhà dột nát… Các biện pháp đồng bộ trên đã góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo (có thu nhập dưới 16 triệu đồng/người/năm) của thành phố từ 4,23% (năm 2014) xuống còn 0,89% (đến ngày 31/8/2015) tổng số hộ dân.

2.2.4.2 Nhận xét cơng tác xóa đói giảm nghèo Thành phố.

Chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố từ lúc triển khai đến nay đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, chương trình đã đi vào cuộc sống người dân nghèo. Trải qua 4 giai đoạn thực hiện, chương trình đã hỗ trợ chăm lo cho hàng trăm nghìn hộ nghèo với hàng nghìn tỷ đồng để tự vươn lên thốt nghèo và đưa tỷ lệ hộ nghèo còn 0,89% tổng số hộ dân.

Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình giảm hộ nghèo tăng hộ khá hiện nay cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế. Phần lớn hộ dân dù đã vượt nghèo theo chuẩn nghèo nhưng vẫn cịn gặp khó khăn trong mưu sinh hàng ngày, nguy cơ tái nghèo luôn tiềm ẩn; công tác huy động, vận động nguồn lực cịn mang tính hành chính, hiệu quả vận động cịn hạn chế; cơng tác quản lý và sử dụng Quỹ xóa đói giảm nghèo cịn nhiều bất cập; hiệu quả dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động nghèo chưa cao; tăng trưởng kinh tế của Thành phố cao dẫn đến gia tăng khoảng cách thu nhập giữa các nhóm dân cư, thu nhập bình qn của hộ nghèo có tăng nhưng do yếu tố lạm phát, giá cả tăng đã ảnh hưởng lớn đến mức chi tiêu của người nghèo.

Tóm lại, việc thực hiện xóa đói giảm nghèo ở Thành phố đạt được những kết quả khả quan, điều đó đã giúp rút ngắn một phần khoảng cách về thu nhập giữa các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP HCM (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)