Kinh nghiệm của Nhật Bản Từ sau Thế chiến thứ II, Nhật Bản đã có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP HCM (Trang 38 - 43)

5 Đảng bộ TP.HCM, 201 Văn kiện đại hội Đảng bộ TPHCM lần X Trang 24.

1.4.3 Kinh nghiệm của Nhật Bản Từ sau Thế chiến thứ II, Nhật Bản đã có

phát triển kinh tế vượt bật, để đạt được thành cơng đó Nhật Bản đã tiến hành các chính sách sau đây:

- Thứ nhất, thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất. Nội dung cơ bản của cải

cách ruộng đất là chuyển quyền sở hữu ruộng đất phát canh cho những tá điền đã từng trồng trọt trên mảnh đất đó… Qua cuộc cải cách, tình trạng bất bình đẳng về sở hữu ruộng đất đã giảm bớt, từ đó kích thích tính tích cực của nơng dân, nhờ đó tăng thêm thu nhập và mở rộng thị trường trong nước.

- Thứ hai, dân chủ hóa lao động. Bằng cách ban hành các đạo luật về lao

động, như Luật Cơng đồn (1945) nhằm đảm bảo quyền tổ chức cơng đồn. Cùng với đạo luật, phong trào cơng đồn phát triển nhanh chóng, tỉ lệ cơng nhân tham gia tăng từ 3,2% (1945) lên 46,2% (1950) (Lê Văn Sang và Kim Ngọc, 1999, trang 23); Luật điều chỉnh quan hệ lao động (1946) quy định việc giải quyết tranh chấp lao động;… Cuộc cải cách dân chủ hóa lao động thực sự đóng vai trị quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế ở Nhật Bản vào thời điểm đó.

- Thứ ba, khuyến khích phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ để tạo nhiều cơ hội việc làm, toàn dụng cho lao động xã hội. Sau chiến tranh thế giới lần II, Nhật Bản

tập trung các nguồn lực cho phát triển kinh tế, lúc này có tới 13,5 triệu người thất nghiệp, chiếm 30-32% tổng số người có khả năng lao động (Lê Bộ Lĩnh, 1998, trang 71). Ngồi ra, Chính phủ Nhật Bản cịn hỗ trợ cho các xí nghiệp vừa và nhỏ phát triển bằng các khoản tín dụng ưu đãi và các dịch vụ hỗ trợ đặc biệt.

Thứ tư, đầu tư phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn lực. Nhật Bản đã cải

cách sâu rộng hệ thống giáo dục các cấp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong nước. Chính phủ đầu tư lớn cho giáo dục, như năm 1950, chi 5% thu nhập quốc dân cho giáo dục công cộng, đến năm 1973 là 5,3% và năm 1976 là 6,6% (Lê Văn Sang và Kim Ngọc, 1999, trang 34).

Thứ năm, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập. Nhật Bản đã

nghiệp,… Các chính sách phân phối cơng bằng thu nhập của Nhật được thực hiện theo hướng phải tương ứng với trình độ chung của nền kinh tế.

- Thứ sáu, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, hiệu quả. Nhật Bản sử

dụng một số cơ chế, cách thức quản lý hành chính khách quan, như:

. Một là, tuyển mộ và đề bạt phải dựa trên năng lực và phải có tính cạnh tranh cao. Hằng năm, cơ quan nhân sự quốc gia mở 3 kỳ thi nhằm tuyển chọn quan chức và viên chức nhà nước. Chế độ thi tuyển cơng khai làm cho quan chức nhà nước có sự tin tưởng, tơn trọng xã hội, góp phần ngăn cản tham nhũng, thiên vị.

. Hai là, quyền lợi quan chức được đảm bảo ở mức họ không thể bán rẻ vị trí của mình cho nhóm lợi ích riêng biệt nào đó.

. Ba là, nhiệm kỳ quan chức lãnh đạo ngắn nên tránh về tiêu cực, về đặc quyền, đặc lợi…

Cùng với hệ thống pháp luật hoàn chỉnh làm hạn chế những quyết định thiếu minh bạch của quan chức, những cơ chế trên góp phần xây dựng đội ngũ quan chức có đủ năng lực và đạo đức để duy trì được chất lượng tăng trưởng kinh tế trong tương đối dài.

1.4.4 Kinh nghiệm của Đài Loan. Hệ số Gini của Đài Loan thời kỳ 1953-

1960 là 0,440, nhưng sau thập niên 1970-1980 hệ số giảm xuống chỉ còn 0,289 (Lê Bộ Lĩnh, 1998, trang 121). Để đạt được điều này Đài Loan đã sử dụng các chính sách sau:

Thứ nhất, cải cách ruộng đất và bình đẳng trong thu nhập. Đài Loan tiến hành cải cách ruộng đất năm 1949 với mục tiêu là khuyến khích nơng dân phát triển sản xuất bằng cách trao đất cho họ. Sau cải cách, 92% nơng dân có ruộng đất và họ sử dụng khoảng 90% diện tích canh tác (Lê Bộ Lĩnh, 1998, trang 125). Cải cách ruộng đất tạo ra cơ hội cho một lượng lớn dân cư có thu nhập.

Thứ hai, chương trình hỗ trợ nông nghiệp. Đài Loan thực hiện hàng loạt

dựng hệ thống cơng trình thủy lợi,… Các chương trình này có tác dụng lớn trong tăng cường xây dựng nông thôn, cải tiến sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm.

Thứ ba, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong giai đoạn đầu, Đài

Loan kích thích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước về hàng hóa tiêu dùng, sử dụng hiệu quả nguồn lao động địa phương. Năm 1971, ngành chế tạo máy có tỷ trọng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 95,4% đến năm 1981 tăng lên 98,9% và năm 1989 là ở mức 98,5% (Lê Bộ Lĩnh, 1998, trang 129). Điều quan trọng là chính sách này góp phần làm giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở nơng thơn.

Thứ tư, phát triển giáo dục và đào tạo nghề. Chính quyền Đài Loan đã thực

hiện nhiều chính sách về giáo dục, như nâng cao hệ thống giáo dục bắt buộc từ 6 thành 9 năm, tăng cường giáo dục học nghề cho thanh thiếu niên nhằm đáp ứng nhu cầu nhân công đa ngành nghề của nền kinh tế… Tỷ lệ thanh thiếu niên tham gia học nghề ngày càng cao, năm 1963 chỉ có 40% học sinh trung học phổ thơng tham gia học nghề, nhưng đến năm 1980 đã lên tới 70% (Lê Bộ Lĩnh, 1998, trang 138). Như vậy, sự nghiệp giáo dục ở Đài Loan tạo ra được lực lượng lao động trẻ, làm việc có hiệu quả, cải thiện đời sống vật chất người lao động góp phần giảm mức chênh lệch về tiền lương giữa lao động lành nghề và lao động không lành nghề.

1.5 Bài học rút ra cho TP.HCM

Luôn coi trọng giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo, phát triển giáo dục, y tế, tạo việc làm… cho người lao động trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế kết hợp với công bằng xã hội trên cơ sở bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, như chính sách trợ cấp cho người nghèo, xây nhà xã hội cho người có thu nhập thấp. Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, nhất là người nghèo, người tàn tật… Cùng với đầu tư phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập và xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, hiệu quả.

Tóm tắt Chương 1

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tăng trưởng kinh tế là tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Công bằng xã hội hiểu theo nghĩa chung nhất là sự ngang bằng nhau trong mối quan hệ giữa người và người dựa trên nguyên tắc thống nhất giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ. Đo lường công bằng xã hội bằng các chỉ tiêu cơ bản: chỉ số phát triển con người (HDI), đường cong Lorenz, hệ số Gini, hệ số giãn cách, chỉ số nghèo khổ…

Tăng trưởng kinh tế và cơng bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại thúc đẩy lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho thực hiện công bằng xã hội. Công bằng xã hội tác động trở lại tăng trưởng kinh tế, là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện sự gia tăng về số lượng, chất lượng

hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó mỗi bước tăng trưởng kinh tế là một bước tạo thêm điều kiện vật chất để xóa đói giảm nghèo; Thứ hai, tăng

trưởng kinh tế làm cho mức sống của dân cư tăng lên, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện hơn về mặt tinh thần như: kéo dài tuổi thọ, giúp cho giáo dục, y tế, văn hóa… phát triển, từ đó đáp ứng được nhu cầu, lợi ích ngày càng tăng của nhân dân lao động, giảm dần bất bình đẳng trong thu nhập giữa các tầng lớp dân cư; Thứ ba, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, đồng nghĩa với thu dần khoảng cách giàu nghèo. Tăng trưởng kinh tế còn tạo tiền đề vật chất để củng cố chế độ chính trị, uy tín và vai trị của nhà nước đối với xã hội.

Bên cạnh đó, cơng bằng xã hội cũng tác động trở lại tăng trưởng kinh tế, là động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Xã hội có cơng bằng sẽ động viên, kích thích được nhiều hơn sự cống hiến của mỗi cá nhân, nghĩa là huy động nhiều hơn nguồn nhân lực, tài lực, vật lực, trí lực… cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Xã hội càng có cơng bằng thì lợi ích của chính người lao động càng được tơn trọng, từ đó

kích thích người lao động khơng ngừng nâng cao năng suất lao động, làm ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng cho sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân và xã hội; đối với nhà kinh doanh sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro đầu tư tái sản xuất mở rộng; đối với nhà khoa học sẽ mang hết tài năng sáng tạo tri thức khoa học – kỹ thuật mới để phục vụ cho sản xuất và xã hội. Từ đó, sẽ tác động trở lại làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Qua kinh nghiệm thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước và địa phương trong nước, ta thấy rằng để thành công về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội phải thực hiện các giải pháp cơ bản: Thứ nhất, những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng phải đi đôi với tạo ra nhiều cơ hội về công ăn việc làm cho đại bộ phận dân cư; Thứ hai, có những chính sách giúp người dân tận dụng những cơ hội có sẵn để có thu nhập.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP HCM (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)