Đánh giá việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP HCM (Trang 65 - 70)

- chênh lệch giữa TT & NT

2.3 Đánh giá việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

tăng trưởng kinh tế khá cao trong thời gian qua.

2.3 Đánh giá việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. bằng xã hội.

2.3.1 Những thành tựu đạt được trong q trình thực hiện cơng bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM.

- Tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua ở mức ổn định cao là tiền đề vật chất để thực hiện công bằng xã hội, nâng cao mức sống người dân;

- Góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp;

- Là nền tảng cho thực hiện thành cơng chương trình xóa đói giảm nghèo tại Thành phố; nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân; cải thiện vấn đề giáo dục, y tế, văn hóa xã hội;

- Giúp cải thiện một phần đời sống của khu vực nông thôn, từng bước giảm dần khoảng cách thu nhập giữa nông thôn với thành thị.

Tuy đạt được những thành quả quan trọng về thực hiện cơng bằng xã hội trong q trình tăng trưởng kinh tế, song vẫn cịn những hạn chế nhất định.

2.3.2 Những hạn chế trong thực hiện tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Thứ nhất, chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao và năng lực cạnh tranh của

nền kinh tế còn thấp. Tăng trưởng chủ yếu do các yếu tố đầu vào - tăng trưởng về lượng. Trong đó, vốn và lao động là những nhân tố chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng; yếu tố nhân tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chưa cao; trong quá trình tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến môi trường.

Thứ hai, kết cấu hạ tầng kỹ thuật xã hội của Thành phố chưa theo kịp phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh. Như vấn nạn ùn tắt giao thông, ngập nước…

Thứ ba, trong quá trình tăng trưởng làm phân hóa giàu nghèo giữa các tầng

lớp dân cư và có xu hướng nới rộng (Chênh lệch về thu nhập bình qn giữa nhóm dân cư giàu nhất và nhóm dân cư nghèo nhất là 6,45 lần trong giai đoạn 2006- 2012).

Thứ tư, còn nhiều hạn chế trong thực hiện phúc lợi xã hội đối với người dân,

nhất là người nghèo. Học phí và các khoản đóng góp cho nhà trường ngày càng tăng là gánh nặng đối với nhiều gia đình, nhất là gia đình nghèo. Viện phí cùng với giá thuốc tăng cao gây khơng ít khó khăn cho người nghèo ở Thành phố. Phúc lợi xã

hội chưa đến với người nghèo nhập cư vào Thành phố. Công tác xóa đói giảm nghèo vẫn chưa thực sự bền vững.

Thứ năm, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động vẫn

cịn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị bình qn trong thời gian qua cịn ở mức 4,6%.

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế việc thực hiện công bằng xã hội trong tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM.

Về mặt khách quan:

- Phát triển kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến phân hóa giàu nghèo.

- Phát triển kinh tế nhiều thành phần như hiện nay dẫn đến tồn tại nhiều hình thức phân phối cũng là nguyên nhân gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

- Giá cả hàng hóa cùng với chi phí sinh hoạt cao làm cuộc sống của người dân khó khăn hơn, nhất là người nghèo. Từ đó làm tăng khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng ngày càng cao.

- Tốc độ tăng dân số cơ học tại Thành phố gây áp lực trong việc thực hiện giảm nghèo.

- Tính chất giảm nghèo của Thành phố chưa bền vững, dễ bị tái nghèo. Về mặt chủ quan:

Công tác quản lý nhà nước cịn nhiều bất cập, chồng chéo, thủ tục hành chính chưa hồn thiện, nạn tham nhũng, trốn thuế, gian lận thương mại… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng thu nhập trên địa bàn Thành phố. Ngồi ra, nguồn lực cho thực hiện các chính sách xã hội còn hạn hẹp, vẫn dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước, cách thức sử dụng nguồn lực của Nhà nước và xã hội chưa cao, còn phân tán và dàn trải. Vận dụng các chính sách để huy động các nguồn lực, thúc đẩy thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực cịn chậm.

Tóm tắt Chương 2.

Giai đoạn 2006-2014, Thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, phần lớn người dân được hưởng từ kết quả tăng trưởng, đời sống của nhân dân tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh là kết quả của tăng trưởng kinh tế cao và thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu giảm nghèo. Bất bình đẳng thu nhập của người dân Thành phố giảm dần từ năm 2008 đến 2012, điều này phản ánh chênh lệch giàu - nghèo ở Thành phố được rút ngắn. Tăng trưởng kinh tế đã tạo việc làm nhiều hơn cho người lao động. Khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư giảm dần từ năm 2010 đến 2012. Người dân được tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội, nhất là dịch vụ xã hội cơ bản, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Số thẻ BHXH cấp cho người nghèo tăng lên hàng năm giúp chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho trên một triệu người nghèo.

Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa công bằng xã hội trong tăng trưởng kinh tế Thành phố còn những tồn tại nhất định, như: chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cịn thấp; Trong q trình tăng trưởng làm phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nơng thơn và có xu hướng nới rộng; Cơng tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động vẫn cịn gặp nhiều khó khăn; Vấn đề xã hội của lao động nhập cư như nhà ở, các dịch vụ y tế, giáo dục, vệ sinh, môi trường, an ninh, văn hố… cịn nhiều bức xúc; Kết quả giảm nghèo chưa bền vững; Người dân tiếp cận hệ thống an sinh xã hội còn hạn chế, độ bao phủ còn thấp; Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Thành phố chưa theo kịp phát triển kinh tế.

Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, về mặt khách quan: Phát triển kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến phân hóa giàu nghèo; phát triển kinh tế nhiều thành phần dẫn đến tồn tại nhiều hình thức phân phối do đó làm tăng khoảng cách giàu nghèo; giá cả hàng hóa, dịch vụ cao làm đời sống của người dân khó khăn hơn, dẫn đến tăng khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng ngày càng cao; tốc độ tăng dân số cơ học gây áp lực trong việc thực hiện giảm nghèo tại Thành phố…

Về mặt chủ quan: Công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chồng chéo, thủ tục hành chính chưa hồn thiện, nạn tiêu cực, nhũng nhiễu, trốn thuế, gian lận thương mại còn tồn tại… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng thu nhập trên địa bàn Thành phố. Ngồi ra, nguồn lực cho thực hiện các chính sách xã hội cịn hạn hẹp, vẫn dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước, cách thức sử dụng nguồn lực của Nhà nước và xã hội chưa cao, còn phân tán và dàn trải. Vận dụng các chính sách để huy động các nguồn lực, thúc đẩy thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực cịn chậm.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP HCM (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)