Đảng bộ TP.HCM, 1996 Văn kiện đại hội Đảng bộ TPHCM lần VI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP HCM (Trang 29 - 30)

cao năng lực cạnh tranh, khoa học - công nghệ, tri thức, nguồn nhân lực chất lượng cao và thông tin phải là động lực, yếu tố đầu vào, tạo ra giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ. Nâng cao sự đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng GRDP”5.

Tóm lại, từ các quan điểm trên ta thấy: bất bình đẳng là hệ quả của quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời là điều kiện cần thiết để tăng trưởng kinh tế; Nguyên nhân cơ bản của bất bình đẳng là do bất công trong sở hữu mà đặc biệt là sở hữu về tư liệu sản xuất. Xây dựng chế độ công hữu là giải pháp cơ bản để giải quyết bất bình đẳng trong xã hội, đồng thời cần phải thực hiện phân phối lại các thành quả của tăng trưởng kinh tế. Quan điểm của Đảng ta là: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và trong suốt q trình phát triển. Cơng bằng xã hội phải thể hiện ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình.

1.3.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

1.3.2.1 Tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo.

Nghèo là một khái niệm có nhiều mặt, khơng có một khái niệm duy nhất về nghèo. Ở Việt Nam, khái niệm về đói nghèo thường được sử dụng là khái niệm được đưa ra tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương tổ chức ở Thái Lan năm 1993: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”.

Như vậy, có thể hiểu “nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện. Chẳng hạn như thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để bảo đảm tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nghiên cứu điển hình trên địa bàn TP HCM (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)