5 Đảng bộ TP.HCM, 201 Văn kiện đại hội Đảng bộ TPHCM lần X Trang 24.
1.3.2.2 Bất bình đẳng và nghèo đói trong tăng trưởng kinh tế.
Một khái niệm có liên quan chặt chẽ đến đói nghèo là sự phân hóa trong phân phối, hay thường gọi là bất bình đẳng.
Bất bình đẳng và cơng bằng xã hội:
Về mặt cơng bằng xã hội, bất bình đẳng có thể được xem như là một dạng nghèo trên phương diện phân phối. Thông thường, khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh thì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập lớn từ đó dẫn đến tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cư trở nên gay gắt. Điều này có nghĩa là phân phối thu nhập cơng bằng hơn có thể làm giảm nhẹ vấn đề nghèo đói.
Bất bình đẳng lớn trong phân phối thu nhập có thể dẫn đến tình trạng kinh tế kém hiệu quả. Thể hiện ở những nhóm có thu nhập thấp sẽ khơng có điều kiện để tiết kiệm và đầu tư mặc dù tỉ lệ tiết kiệm trong thu nhập thường cao hơn người giàu. Bất bình đẳng cao khiến việc phân bổ các nguồn lực kém hiệu quả. Như người ta sẽ đầu tư vào giáo dục bậc cao nhiều hơn là giáo dục cơ bản. Ngoài ra, bất bình đẳng chứa đựng những bất ổn xã hội cũng như tính đồn kết. Xã hội có bất bình đẳng cao có khuynh hướng củng cố quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị của nhóm giàu trong khi đó những thứ liên quan đến phúc lợi người nghèo thì khó cải thiện.
Bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.
Về mặt tăng trưởng kinh tế, quan niệm về bất bình đẳng phức tạp hơn. Simon Kuznets - nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng bất bình đẳng ở một quốc gia sẽ tăng dần ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế và chỉ giảm dần khi quốc gia ấy đạt đến một mức phát triển nhất định. Luận điểm này được trình bày bằng hình vẽ dưới dạng chữ U ngược. Theo hình vẽ, bất bình đẳng có khuynh hướng gia tăng theo sự gia tăng của thu nhập bình quân trong giai đoạn đầu nhưng sau đó giảm dần khi thu nhập tăng cao hơn. Kuznet cho rằng bất bình đẳng là cần thiết cho phép
người giàu có thể tiết kiệm để đầu tư nhiều hơn và có thể làm tăng trưởng nhanh hơn.
Tuy nhiên, quan điểm của Kuznets có một số người không đồng ý, do mức thu nhập mà tại đó bất bình đẳng bắt đầu giảm xuống chưa được xác định nên ta có thể nhìn thấy nhiều mức bất bình đẳng khác nhau ở cùng một mức thu nhập bình quân đầu người. Vì thế họ cho rằng định chế và chính sách phát triển của chính phủ có vai trị quan trọng trong việc giảm bất bình đẳng hơn là một giai đoạn phát triển hay một mức thu nhập bình qn nào đó. Thậm chí nếu q trình tập trung vốn ban đầu làm gia tăng bất bình đẳng thì chính phủ có thể hạn chế nó bằng các chính sách hợp lý của mình.
Giải quyết nghèo đói hay bất bình đẳng thu nhập suy cho cùng cũng là giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế như thế nào và có đảm bảo bền vững hay không. Nghiên cứu tăng trưởng kinh tế mà không giải quyết đồng thời vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập thì chắc chắn rằng trong mỗi bước đường của tăng trưởng kinh tế sẽ vấp phải những khó khăn trong thực hiện sự đồng thuận xã hội về mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, huy động tối đa nguồn lực trong dân, cũng như việc san sẻ những thành quả của tăng trưởng kinh tế, thậm chí khi đó tăng trưởng kinh tế sẽ bị giảm sút và chửng lại.
Khi nói đến tăng trưởng kinh tế cũng hàm chứa vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập bởi tăng trưởng kinh tế tự nó ln có sẵn câu trả lời cho một loạt các câu hỏi như tăng trưởng kinh tế vì ai, bởi ai, bằng cách nào và ai là người được lợi từ tăng trưởng kinh tế cũng như việc chia sẻ lợi ích đó được thực hiện như thế nào. Chìa khóa để hiểu rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập nằm ở ba vấn đề quan trọng sau:
(1) Những nguyên nhân cơ bản tạo ra sự thay đổi trong bất bình đẳng về thu nhập trong quá trình phát triển.
(2) Cả tăng trưởng và bất bình đẳng đều là kết cục của các chính sách kinh tế cũng như của năng lực thể chế và phụ thuộc vào những khuynh hướng cũng như
những cú sốc từ bên ngoài. Các nước rất khác biệt về những điều kiện và chính sách khác nhau tác động đến tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập.
(3) Chính sách kinh tế xã hội cần coi mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện bất bình đẳng thu nhập là một mục tiêu chung, nhưng cần chú ý linh hoạt về chính sách đối với những nội dung tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập loại trừ nhau có thể xảy ra trong các trình độ phát triển khác nhau.