Dư nợ theo ngành nghề kinh tế trong giai đoạn 2013 –2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31)

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV)

Bảng số liệu cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ dư nợ thuộc nhóm ngành xây dựng, năm 2013 tỷ lệ dư nợ ngành xây dựng là 14,39% nhưng đến năm 2016 giảm xuống đáng kể còn 1,8%.

* Dư nợ tín dụng theo loại hình cho vay:

STT Chỉ tiêu 2016 2015 2014 2013 2012 2011

1

Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước

711.467 588.369 436.087 363.537 305.480 264.915

2

Cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá

5,6 20 77,8 146 74,5 -

3

Các khoản phải thu từ cho thuê tài chính

1.149 1.265 1.682 1.889 2.262 -

4

Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư

- - 0,7 17.766 25.764 19.633

5

Cho vay đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài

11.017 8.704 6.884 6.312 4.838 9.046

6 Cho vay theo chỉ

định của chính phủ 28 51,7 73,6 97 129 343 Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng theo loại hình cho vay từ 2011–2016 (ĐVT: tỷ đồng)

Trong thời gian vừa qua, dư nợ thương mại vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay theo chỉ định, kế hoạch của nhà nước và nợ khoanh, nợ chờ xử lý đã giảm tỷ trọng xuống ở mức rất thấp, trong năm 2015 và 2016 BIDV đã khơng cịn cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư.

*Cơ cấu dư nợ theo thời gian vay:

Biểu đồ 2.2.Cơ cấu dư nợ theo thời gian vay trong năm 2016 (ĐVT: %) (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV) (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV)

BIDV lựa chọn cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung và dài hạn vì mức độ rủi ro cũng thấp hơn (tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm 54,85% tổng dư nợ cho vay), theo sau là cho vay dài hạn với tỷ lệ 33,21% tổng dư nợ, đây là một tỷ lệ khá cao, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất chỉ 11,94%.

2.1.2. Về chất lượng tín dụng:

*Về tăng trưởng dư nợ tín dụng:

Trong giai đoạn 2011 – 2016, BIDV có tốc độ tăng trưởng tín dụng ổn định, đặc biệt năm 2015 dư nợ tín dụng tăng mạnh, đến năm 2016 thì dư nợ tín dụng vẫn tăng nhưng với mức thấp hơn. Bởi vì năm 2015, BIDV tiếp nhận MHB nên đẩy tổng dư nợ của BIDV lên cao, điều này cũng đồng nghĩa với khả năng những tiềm ẩn rủi ro

tín dụng cũng khá cao, vì vậy BIDV đã định hướng kiểm soát chặt hơn về chất lượng tín dụng để giữ cho dư nợ vẫn tăng trưởng nhưng hạn chế phần nào rủi ro về nợ xấu mới phát sinh và xử lí những khoản nợ xấu sau khi sáp nhập. Biểu đồ bên dưới cho ta số liệu cụ thể về dư nợ của BIDV qua các năm.

Biểu đồ 2.3. Dư nợ tín dụng của BIDV trong giai đoạn 2011 – 2016 (ĐVT: tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV) (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV)

*Về chất lượng tín dụng:

Ta có số liệu cụ thể cho từng nhóm nợ như sau:

Phân loại nợ 2016 2015 2014 2013 2012 2011

Nợ đủ tiêu chuẩn 94,26 95,39 93,63 90,84 88,09 85,22 Nợ cần chú ý 3,75 2,93 4,36 6,79 9,24 11,82 Nơi dưới tiêu chuẩn 0,9 0,66 1,06 1,06 1,66 1,91 Nợ nghi ngờ 0,15 0,15 0,24 0,18 0,22 0,15 Nợ có khả năng mất vốn 0,95 0,87 0,73 1,13 0,79 0,90 Bảng 2.3. Tỷ lệ dư nợ của từng nhóm nợ so với tổng dư nợ từ 2011 – 2016

(ĐVT: %)

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV)

Năm 2014, BIDV thực hiện phân loại khách hàng theo Điều 7, Quyết định 493. Đối tượng khách hàng xếp hạng theo hệ thống xếp hang tín dụng nội bộ là những khách hàng có dư nợ từ 5 tỷ đồng trở lên. Đến năm 2015, BIDV tiếp tục triển khai và hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, điều cải tiến ở đây là đã mở rộng được xếp hạng tín dụng đối với tồn bộ nền khách hàng. Do vây, đã giúp BIDV kiểm soát chặt chẽ danh mục tín dụng theo thơng lệ quốc tế, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.

Đây chính là kết quả của việc BIDV đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và giảm thiểu nợ xấu như là: đánh giá đúng khách hàng và phân loại nợ hợp lý theo thông lệ quốc tế, kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với từng khoản vay, hạn chế cho vay đối với những trường hợp khách hàng có nợ xấu, tích cực đơn đốc thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, xử lý rủi ro và bán nợ.

Bên cạnh đó, BIDV cũng đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với những doanh nghiệp có triển vọng phát triển và những doanh nghiệp có thiện chí trả nợ thơng qua việc xác định rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu, góp phần giúp doanh ghiệp vượt qua khó khăn và trả nợ ngân hàng.

Đối với những khoản nợ khơng có khả năng thu hồi, BIDV kiên quyết chuyển nợ xuống nhóm 5 để xử lý rủi ro và làm sạch bảng cân đối kế toán.

Bán nợ: BIDV cũng đã triển khai mạnh mẽ và quyết liệt công tác bán các khoản nợ xấu và một số khoản nợ có dấu hiệu khó thu hồi cho Cơng ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp và các đơn vị khác, góp phần làm giảm nợ xấu nội bảng và tận thu nợ ngoại bảng, góp phần tăng đáng kể lợi nhuận ngân hàng.

Bên cạnh đó, cơng tác miễn giảm lãi treo tồn đọng được sử dụng như là một biện pháp nhằm khuyến khích khách hàng trả hết nợ gốc, góp phần làm lành mạnh hố tài chính ngân hàng.

Trong bảng cơ cấu tỷ lệ các nhóm nợ trên cũng đã thể hiện được dư nợ thuộc nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 có phần giảm trong những năm gần đây, dù năm 2016 có tăng nhưng với tỷ lệ khơng đáng kể, đối với nợ thuộc nhóm 5 thì BIDV kiên quyết xử lý để phân đấu đảm bảo tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 3%, tỷ lệ dư nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ giảm xuống 12%. Phấn đấu đạt cơ cấu tỷ trọng dư nợ bán lẻ trên tổng dư nợ đạt 18%.

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV trong giai đoạn 2011 – 2016 (ĐVT: %) (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV) (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV)

Về tỷ lệ nợ xấu, ta cũng có thể thấy trong suốt giai đoạn 2011 – 2016, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm xuống, đến năm 2016, tỷ lệ này có tăng lên nhưng không đáng kể và vẫn đảm bảo quy định về tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Năm 2016, BIDV tiếp tục q trình kiểm sốt, phân loại, đánh giá và xử lý nợ xấu và những tồn đọng sau khi sáp nhập nên tỷ lệ này tăng lên là điều không thể tránh khỏi.

BIDV đã cố gắng trích đủ dự phịng rủi ro theo quy định. Số dự phòng chưa hạch toán đủ đã giảm qua các năm. Năm 2016, BIDV đã trích đủ số dự phòng cụ thể là 4.838 tỷ đồng, dự phòng chung là gần 5.226 tỷ đồng. Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng có tăng so với năm trước đó là năm 2015.

2.1.4. Xu hướng an tồn vốn của BIDV:

Hệ số CAR của BIDV được duy trì ổn định ở mức 9%. Hiện tại, phần lớn tài sản cố định của ngân hàng được phản ánh thấp hơn giá trị thực tế mà nó đang có. Khi cơ chế cho việc định giá lại tài sản cố định và chứng khốn đầu tư thì đây cũng sẽ là một nguồn đáng kể góp phần gia tăng nguồn vốn tự có cho ngân hàng.

Các chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn, khả năng chi trả trong thời gian 7 ngày tới (đánh giá tính thanh khoản),… thì BIDV đều đáp ứng được quy định chung.

2.2. Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của BIDV:

Là một tổ chức kinh tế, một ngân hàng thương mại, BIDV cũng sẽ chịu những tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mơ, các nhân tố nội tại của chính BIDV đến quá trình hoạt động. Rủi ro tín dụng phát sinh trong q trình hoạt động của ngân hàng (liên quan đến nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng) nên khơng tránh khỏi những tác động của các nhân tố trên.

2.2.1. Các nhân tố vĩ mô:

Biểu đồ 2.5. Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu của BIDV trong giai đoạn 2011 – 2016 (ĐVT: %) 2011 – 2016 (ĐVT: %)

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng và Tổng cục thống kê)

Đồ thị cho thấy có sự tác động ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu trong khoảng thời gian quan sát 2011 – 2015, khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng thì tỷ lệ nợ xấu giảm và ngược lại. Cụ thể, giai đoạn 2012 đến 2015, tốc độ tăng trưởng GDP tăng từ 5,25% lên 6,68% do tác động của sự tăng trưởng kinh tế thì tỷ lệ nợ xấu cũng giảm từ 2,91% xuống còn 1,68%. Đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống cịn 6,21% thi rủi ro tín dụng đã tăng lên ở mức 1,95%.

Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu của BIDV trong giai đoạn 2011 – 2016 (ĐVT: %) 2011 – 2016 (ĐVT: %)

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng và Tổng cục thống kê)

Qua đồ thị phân tích, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu của BIDV có mối tương quan cùng chiều. Tác động này thể hiện rõ vào thời kỳ 2011 – 2014, tỷ lệ lạm phát có sự biến đổi khởi sắc hơn, ghi nhận sự giảm liên tục, lạm phát từ 21,26% giảm xuống cịn 3,66% thì tỷ lệ nợ xấu cũng giảm từ 2,96% xuống còn 2,03%. Đến năm 2016 tỷ lệ lạm phát tăng lên và tỷ lệ nợ xấu của BIDV cũng tăng lên mức 1,95%.

*Mối quan hệ giữa lãi xuất danh nghĩa và tỷ lệ nợ xấu:

Biểu đồ 2.7. Lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ nợ xấu của BIDVgiai đoạn 2011 – 2016 (ĐVT: %) 2011 – 2016 (ĐVT: %)

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng và Tổng cục thống kê)

Biểu đồ cho thấy tác động cùng chiều giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ nợ xấu. Vấn đề lãi suất danh nghĩa tăng lên dưới tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt đã ảnh hưởng không nhỏ đến các cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế do họ phải gánh chịu phần chi phí lãi vay quá cao, rất dễ khiến tình trạng khủng hoảng nợ và điều này làm gia tăng nợ xấu cho ngân hàng.

*Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ nợ xấu của BIDV:

Biêu đồ bên dưới cho thấy tỷ lệ thất nghiệp có sự tác động cùng chiều lên tỷ lệ nợ xấu của BIDV. Tuy nhiên, sự tác động này khơng được rõ nét, có những giai đoạn thấy rõ mối quan hệ này nhưng có giai đoạn thì khơng thể hiện ý nghĩa. Có thế thấy, trong giai đoạn đầu của dữ liệu quan sát, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 2,22% năm 2011 xuống còn 1,99% năm 2012 thì tỷ lệ nợ xấu cũng đã giảm xuống. Khi tỷ lệ

vay, làm giảm thu nhập của họ, do đó làm giảm khả năng trả nợ, làm tăng tỷ lẹ nợ xấu, tức là gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu của BIDV từ 2011 – 2016 (ĐVT: %) (Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng và Tổng cục thống kê) (Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng và Tổng cục thống kê)

2.2.2. Các nhân tố nội tại ngân hàng:

*Tác động của yếu tố tỷ số hiệu quả hoạt động đến rủi ro tín dụng:

Biểu đồ 2.9. Tỷ số hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ xấu của BIDV giai đoạn 2011– 2016 (ĐVT: %)

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng)

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức (cụ thể là một ngân hàng), chúng ta có thể sử dụng một số tỷ số hiệu quả hoạt động như: Chi phí hoạt động/Tổng tài sản, Chi phí hoạt động/Dư nợ tương đối so với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới hay tỷ số Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động.

Các chỉ số về hiệu quả hoạt động là một điểm mạnh trong hoạt động của ngân hàng, thể hiện cơ cấu chi phí trong hoạt động của ngân hàng này là thấp hơn so với ngân hàng khác.

Biểu đồ cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ số hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ xấu, nhưng vẫn chưa thật sự rõ nét. Trong khoảng thời gian từ 2011 dến 2013 là xu hướng giảm của tỷ số hiệu quả hoạt động cùng vởi sự giảm tỷ lệ nợ xấu.

Chúng ta có thể xem xét thêm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của BIDV theo số liệu của bảng sau:

Bảng số liệu dưới đây cho thấy tình hình về hiệu quả hoạt động của BIDV trong giai đoạn 2011 – 2016 qua một số chỉ số về hiệu quả hoạt động:

Năm Chi phí hoạt động/ Tổng thu hoạt động Chi phí hoạt động /Tổng tài sản 2011 0,43 0,02 2012 0,41 0,01 2013 0,39 0,01 2014 0,39 0,01 2015 0,45 0,01 2016 0,44 0,01

Bảng 2.4. Tỷ số về hiệu quả hoạt động BIDV trong giai đoạn 2011 – 2016 (Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng) (Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng)

Nhìn vào số liệu về Chi phí hoạt động/Tổng tài sản, có thể thấy cơ cấu chi phí của BIDV tương đối thấp hơn so với các ngân hàng khác. Tốc độ thay đổi của chỉ số này không lớn nên ta thấy xu hướng gần như khơng biến động.

Cịn khi so sánh chi phí hoạt động của ngân hàng với tổng thu nhập hoạt động, tỷ số này cũng cho thấy mức độ hiệu quả hoạt động của ngân hàng vẫn ở mức tốt (dù cũng có giai đoạn bị giảm hiệu quả, đó là giai đoạn sau khi sáp nhập MHB nhưng đến năm 2016 đã có xu hướng khởi sắc trở lại) và tốt hơn nhiều mức tiêu chuẩn hoạt động ngân hàng (55% – 60%).

Nhìn chung, ngân hàng dù phải gia tăng chi phí để nâng cao năng lực, bảo vệ thị phần trước những ngân hàng khác trên thị trường thì thu nhập từ hoạt động đã hồn tồn bù đắp được khoản chi phí tăng lên này

*Tác động địn bẩy đến rủi ro tín dụng:

Biểu đồ 2.10. Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ đòn bẩy trong giai đoạn 2011 – 2016 (ĐVT: %) (Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng) (Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng)

Biểu đồ cho thấy mối quan hệ ngược chiều của tác động đòn bẩy và tỷ lệ nợ xấu. Trong thời gian vừa qua, tỷ lệ đòn bẩy đều tăng và tỷ lệ nợ xấu cũng giảm, riêng năm 2016 thì tỷ lệ nợ xấu lại tăng nhẹ. Điều này cho thấy khi ngân hàng sử dụng đòn bẩy vốn từ bên ngồi, tức là huy động nhiều hơn thì rủi ro tín dụng lại khơng tăng cao hơn và ngược lại, điều này khác với giả thuyết đặt ra ban đầu.

*Sự tương quan giữa tỷ số khả năng thanh toán và tỷ lệ nợ xấu:

Biểu đồ 2.11. Tỷ số khả năng thanh toán và tỷ lệ nợ xấu của BIDV từ 2011 – 2016 (ĐVT: %) 2011 – 2016 (ĐVT: %)

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng)

Nhìn chung sự tác đơng giữa tỷ số khả năng thanh toán và tỷ lệ nợ xấu theo như phân tích biểu đồ trên là tác động ngươc chiều, dù có giai đoạn sự tác động này chưa được rõ nét. Thơng thường, các NHTM có một cấu trúc vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ nâng cao vị thế của ngân hàng cũng như đáp ứng yêu cầu thanh khoản khi rủi ro tín dụng xảy ra. Điều này được nhận thấy rõ nét ở các NHTM lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank…

Biểu đồ cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ nợ xấu, sự tác động này có thể thấy rõ trong những năm gần đây. Ngoài các khoản thu nhập thuần túy từ lãi, NHTM cịn có các khoản thu nhập ngồi lãi như: thu nhập từ hoạt động dịch vụ, hoa hồng môi giới, dầu tư chứng khốn, góp vốn, mua cổ phần… Tất cả các hoạt động này sẽ tạo nên một nguồn thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng, góp phần củng cố thêm năng lực cạnh tranh cũng như tiềm lực tài chính của mình. Các khoản thu ngồi lãi này giúp ngân hàng đa dạng hóa các nguồn lực, đáp ứng yêu cầu thanh khoản và gánh nặng chịu rủi ro từ nợ xấu gây ra.

Biểu đồ 2.12. Thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ nợ xấu của BIDV giai đoạn 2011 – 2016 (ĐVT: %) 2011 – 2016 (ĐVT: %)

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng) *Tác động của yếu tố khả năng sinh lời:

Các chỉ số ROE, ROA là các chỉ số dánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng. ROE đạt 14,1%, chỉ số này biến động không nhiều trong 3 năm liền kề cho thấy khả năng sinh lời tương đối ổn định (mặc dù có giảm nhẹ sau khi nhận sáp nhập MHB) và ROA đạt 0,67%. Trong bối cảnh BIDV tiên phong giảm lãi suất nhiều lần cho

doanh nghiệp và tiếp nhận toàn bộ hệ thống MHB, việc đảm bảo kết quả kinh doanh đã thể hiện nỗ lực không ngừng của hệ thống BIDV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)