(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV)
Về tỷ lệ nợ xấu, ta cũng có thể thấy trong suốt giai đoạn 2011 – 2016, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm xuống, đến năm 2016, tỷ lệ này có tăng lên nhưng khơng đáng kể và vẫn đảm bảo quy định về tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Năm 2016, BIDV tiếp tục q trình kiểm sốt, phân loại, đánh giá và xử lý nợ xấu và những tồn đọng sau khi sáp nhập nên tỷ lệ này tăng lên là điều không thể tránh khỏi.
BIDV đã cố gắng trích đủ dự phịng rủi ro theo quy định. Số dự phịng chưa hạch tốn đủ đã giảm qua các năm. Năm 2016, BIDV đã trích đủ số dự phịng cụ thể là 4.838 tỷ đồng, dự phòng chung là gần 5.226 tỷ đồng. Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng có tăng so với năm trước đó là năm 2015.
2.1.4. Xu hướng an toàn vốn của BIDV:
Hệ số CAR của BIDV được duy trì ổn định ở mức 9%. Hiện tại, phần lớn tài sản cố định của ngân hàng được phản ánh thấp hơn giá trị thực tế mà nó đang có. Khi cơ chế cho việc định giá lại tài sản cố định và chứng khoán đầu tư thì đây cũng sẽ là một nguồn đáng kể góp phần gia tăng nguồn vốn tự có cho ngân hàng.
Các chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn, khả năng chi trả trong thời gian 7 ngày tới (đánh giá tính thanh khoản),… thì BIDV đều đáp ứng được quy định chung.
2.2. Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của BIDV:
Là một tổ chức kinh tế, một ngân hàng thương mại, BIDV cũng sẽ chịu những tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mơ, các nhân tố nội tại của chính BIDV đến q trình hoạt động. Rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng (liên quan đến nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng) nên khơng tránh khỏi những tác động của các nhân tố trên.
2.2.1. Các nhân tố vĩ mô: