Thực trạng quy định về điều kiện thành lập, điều kiện khai trương hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ người gửi tiền trong hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng (Trang 40 - 44)

hoạt động, mở chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người gửi tiền trong hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng

Thành lập tổ chức tín dụng là thủ tục pháp lý nhằm xác lập tư cách chủ thể kinh doanh ngân hàng, bao gồm các bước, khâu, các thủ tục và giấy tờ pháp lý do người thành lập tổ chức tín dụng chuẩn bị. Có thể nói, pháp luật của các nước quy định khá chặt chẽ điều kiện thành lập tổ chức tín dụng. Chẳng hạn, tại Hoa Kỳ, một ngân hàng được thành lập phải thỏa mãn nhiều điều kiện khác nhau, tùy thuộc nó là ngân hàng bang hay ngân hàng liên bang. Nếu ngân hàng được thành lập là ngân hàng bang, nghĩa là phạm vi hoạt động chủ yếu trong một bang nhất định thì nó phải đáp ứng các điều kiện của bang đó và do cơ quan quản lý ngân hàng của bang cấp phép. Trường hợp ngân hàng được thành lập là ngân hàng liên bang có phạm vi hoạt động ở nhiều bang nó phải tuân thủ các điều kiện của Liên bang và do Cục quản lý tiền tệ liên bang (có chức năng quản lý ngân hàng cấp liên bang) chấp thuận35. Sở dĩ pháp luật các nước quy định điều kiện thành lập tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại khắt khe như vậy là do mức độ ảnh hưởng của hoạt động ngân hàng tới đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Nếu Nhà nước khơng kiểm sốt được việc thành lập tổ chức tín dụng thì nguy cơ mất quyền kiểm sốt nền kinh tế là rất dễ xảy ra.

Một trong những điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng là tổ chức tín dụng phải có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định36. Chính phủ có thẩm quyền quy định mức vốn pháp đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay được quy định cụ thể tại Nghị định 10/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành danh mục mức vốn pháp định của

35 Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb. Tài chính, Hà Nội, tr. 45.

36

Danh mục mức vốn pháp định đối với tổ chức tín dụng xin xem cụ thể tại Nghị định 10/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung của Chính phủ ban hành mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng.

các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng Việt Nam không đạt được như yêu cầu của pháp luật đã dẫn đến việc Chính phủ phải “gia hạn tăng vốn pháp định” vào cuối năm 201037

Sau khi được cấp Giấy phép, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đăng ký kinh doanh; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng được cấp Giấy phép chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động. Để khai trương hoạt động, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây38

: - Đã đăng ký Điều lệ tại Ngân hàng Nhà nước;

- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn điều lệ, vốn được cấp, có kho tiền đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;

- Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; - Có hệ thống cơng nghệ thơng tin đáp ứng u cầu quản lý, quy mơ hoạt

động;

- Có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), các phịng, ban chun mơn nghiệp vụ tại trụ sở chính; quy chế nội bộ về quản lý rủi ro; quy chế về quản lý mạng lưới;

- Vốn điều lệ, vốn được cấp bằng đồng Việt Nam phải được gửi đầy đủ vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước ít

37 Xem thêm:

- Viên Thế Giang (2010), Tăng vốn điều lệ - Cơ hội để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 7 năm 2010.

- Võ Thị Mỹ Hương và Viên Thế Giang (2011), Bàn về quyết định gia hạn tăng vốn pháp định của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 14, tháng 7 năm 2011.

- Viên Thế Giang và Võ Thị Mỹ Hương (2012), Hệ quả từ việc gia hạn tăng vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8, tháng 4/2012.

nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động. Vốn điều lệ, vốn được cấp được giải tỏa khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khai trương hoạt động;

- Đã công bố thông tin hoạt động theo quy định tại Điều 25 của Luật các tổ chức tín dụng.

Đối với ngân hàng thương mại – tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng, pháp luật quy định chặt chẽ về mạng lưới hoạt động. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại theo quy định Thông tư số 21/2013/TT- NHNN ngày 9/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn để được thành lập chi nhánh ở trong nước, ngân hàng thương mại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

Một là, đối với ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở

lên (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị)39:

- Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định;

- Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán của năm trước liền kề năm đề nghị;

- Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại các Điều 126, 127, 128, 129; khoản 1 Điều 130 và Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng40 và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục trong thời gian 12 tháng trước tháng đề nghị;

- Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

- Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm sốt có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị

39 Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013

40 Luật 47/2010/QH12 Các Tổ chức tín dụng và Khoản 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 Điều 1 Luật số 17/2017/QH14 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng

khuyết Tổng giám đốc;

- Tại thời điểm đề nghị, ngân hàng thương mại có bộ phận kiểm tốn nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ Điều 40, Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành; - Không thuộc đối tượng phải thực hiện biện pháp không được mở rộng

mạng lưới theo quy định của pháp luật về xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Đáp ứng điều kiện về số lượng chi nhánh được phép thành lập theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại

Hai là, đối với ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động dưới 12 tháng

(tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị)41:

- Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định;

- Hoạt động kinh doanh có lãi đến thời điểm đề nghị;

- Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại các Điều 126, 127, 128, 129; khoản 1 Điều 130 và Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng42 và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục từ ngày bắt đầu khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị;

- Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từng thời kỳ;

- Các quy định tại các điểm đ, e, g, h khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.Đáp ứng điều kiện về số lượng chi nhánh được phép thành lập theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại

41 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013

42 Luật 47/2010/QH12 Các Tổ chức tín dụng và Khoản 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 Điều 1 Luật số 17/2017/QH14 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng

Ngồi ra, pháp luật cũng quy định kiểm soát ngân hàng thương mại về số lượng chi nhánh43, số lượng văn phòng giao dịch44, mở chi nhánh ở nước ngoài, thành lập ngân hàng 100% ở nước ngoài45; điều kiện thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước và văn phịng đại diện ở nước ngồi46.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ người gửi tiền trong hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)