2.6. Bất cập trong thực tiễn thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người gửi tiền
2.6.1. Việc mở rộng mạng lưới tổ chức tín dụng mới chỉ tập trung và phát
triển về quy mô, chưa chú trọng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng như bảo vệ người gửi tiền
Từ thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền thông qua quy định về điều kiện thành lập, điều kiện khai trưởng hoạt động, mở chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng, yếu tố tài chính là điều kiện không thể thiếu để thành lập, mở chi nhánh, văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng. Các quy định này được xem như biện pháp bảo đảm khả năng chi trả cho người gửi tiền khi tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, khả năng chi trả. Nói cách khác, quy định vốn điều lệ không được thấp hơn vốn điều lệ và phải duy trì trong suốt quá trình tồn tại của tổ chức tín dụng là sự bảo đảm quyền cho người gửi tiền, bởi lẽ, nguồn vốn này sẽ được sử dụng để chi trả các nghĩa vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, trong đó có nghĩa vụ chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.
Tuy nhiên, có thể nhận, các điều kiện thành lập tổ chức tín dụng trong Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành không đủ sức ngăn chặn “hội chứng” thành lập ngân hàng. Riêng năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép thành lập 8 ngân hàng thương mại, trong đó có 03 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước66 và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, việc chuyển đổi từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị cũng làm gia tăng số lượng ngân hàng trên thị trường. Tuy nhiên, xét về quy mơ, các tổ chức tín dụng ở Việt chỉ là các ngân hàng nhỏ và vừa so với các tổ chức tín dụng trong khu vực. Với thực trạng quy mô nhỏ cộng thêm với kinh nghiệm kinh doanh khơng có nhiều sẽ gây nhiều áp lực cạnh tranh trên thị trường. Hệ quả của tình trạng trên là nhiều tổ chức tín dụng, nhất là các
66
Các ngân hàng thương mại đó là: Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt (nay là Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt), Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong và Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt.
ngân hàng thương mại quy mơ nhỏ, do khơng có nhiều uy tín trên thị trường nên để thu hút được nguồn tiền gửi đã đẩy cuộc đua lãi suất huy động khi Ngân hàng Nhà nước sử dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận. Thực tế này đã dẫn đến nhiều tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng thanh khoản. Trong giai đoạn 2011-2017, nhiều tổ chức tín dụng đã phải hợp nhất, sáp nhập, bị kiểm sốt đặc biệt do gặp khó khăn trong kinh doanh (như Southern Bank sáp nhập vào Sacombank; MHBank vào BIDV Bank, GP Bank vào Viettinbank…). Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người gửi tiền, dẫn đến tình trạng nguồn vốn huy động từ hoạt động nhận tiền gửi không ổn định, chạy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, gây xáo động thị trường và tâm lý người gửi tiền…
Về hoạt động mở rộng mạng lưới, nhiều tổ chức tín dụng đã đua nhau mở chi nhánh, văn phòng đại diện nên đã dẫn đến tình trạng ra ngõ gặp ngân hàng. Nếu như trước đây để tìm một điểm giao dịch ngân hàng đã khó, tìm một chi nhánh ngân hàng thì vơ cùng khó khăn, nhất là ở các tỉnh lẻ. Nay thì mạng lưới các tổ chức tín dụng đã vươn tới từng thơn, xóm, nhiều nơi "ra ngõ gặp... ngân hàng". Tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhiều đường phố lớn đã được gọi là phố ngân hàng bởi hai bên đường là vô số các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm rút tiền của các tổ chức tín dụng. Mấy năm gần đây, cuộc cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng đã diễn ra với chiều hướng ngày càng gay gắt. Cùng với quá trình thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam, sự tham gia ngày càng sâu rộng của các tổ chức tín dụng nước ngoài vào thị trường Việt Nam đã và đang tạo ra một cuộc cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong nước với những tổ chức tín dụng nước ngồi. Bên cạnh đại đa số các ngân hàng đã chấp nhận sự cạnh tranh lành mạnh bằng chất lượng dịch vụ và các hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng, vẫn cịn có một số ngân hàng cạnh tranh không lành mạnh. Một số ngân hàng nhỏ do khơng huy động được vốn đã có hành động thu hút vốn bằng lãi suất khuyến mại, khiến một số ngân hàng khác bị ảnh hưởng bởi người gửi tiền rút tiền từ ngân hàng này chuyển qua ngân hàng khác. Để tăng tính cạnh tranh, một số ngân hàng còn đưa ra những điều kiện cho vay dễ dãi để thu hút và lôi kéo khách hàng về phía mình dẫn đến nguy cơ gia tăng nợ xấu và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngân hàng khác. Có tổ chức tín dụng do quản trị doanh nghiệp yếu kém, hoặc vì chạy theo mục tiêu trước mắt đã bỏ qua nhiều nguyên tắc quản trị rủi ro...