Mức độ phát triển thị trường ngân hàng thực chất là q trình kiện tồn nền kinh tế thị trường ở mỗi quốc gia. Thơng qua q trình phát triển, những quy luật cũng như yêu cầu của việc quản lý, vận hành thị trường ngân hàng dần được bộc lộ và cùng với đó, yêu cầu bảo đảm an tồn, lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mức độ phát triển thị trường ngân hàng có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng và thực hiện pháp luật về chống cạnh tranh không không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Điều này được thể hiện trên các khía cạnh sau đây28
:
Thứ nhất, sự tham gia ngày càng đa dạng các chủ thể cung ứng dịch vụ ngân
hàng sẽ làm gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng từ đó sẽ làm thay đổi tương quan cạnh tranh và xu hướng lựa chọn dịch vụ ngân hàng của người sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Khác so với những lĩnh vực thị trường khác, để tham gia được vào thị trường ngân hàng, các tổ chức tín dụng phải tuân thủ rất nhiều điều kiện khó khăn, nhất là các điều kiện về vốn, người quản trị, điều hành và yêu cầu về bảo mật và an toàn cho các giao dịch ngân hàng. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuyến, đối với thị trường ngân hàng các đối thủ cạnh tranh trong thị trường dịch vụ ngân hàng thường có số lượng giới hạn và sự gia tăng hay giảm bớt số lượng này là rất khó khăn và hạn chế, đơi khi khơng hồn tồn phụ thuộc vào ý chí của chính các đối thủ cạnh tranh. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ, việc cho phép một tổ chức được tham gia vào hoạt động kinh doanh ngân hàng hoặc cho phép các tổ chức kinh tế này được rút lui khỏi thị trường dịch vụ ngân hàng địi hỏi phải tn thủ một quy trình kiểm sốt chặt chẽ và với những điều kiện rất ngặt nghèo29.
Thứ hai, những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về dịch vụ ngân hàng địi hỏi
tổ chức tín dụng phải gia tăng chi phí, nhất là yêu cầu kiện toàn chất lượng và hệ thống cung ứng dịch vụ ngân hàng để tránh tạo ra kẽ hở cho đối thủ cạnh tranh lợi
28
Viên Thế Giang, Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2014, tr.62-64.
29 Nguyễn Văn Tuyến, “Áp dụng Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực dịch ngân hàng”, Luật học số 6/2006, tr. 51 - 56.
dụng. Để bảo đảm cung ứng dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tăng cường đầu tư về nguồn nhân lược, công nghệ ngân hàng, kỹ năng quản trị, nhất là quản trị nhân sự và quản trị kinh doanh.
Thứ ba, gia tăng những bất ổn cho thị trường ngân hàng và mức độ tinh vi của
các thủ đoạn cạnh tranh khơng lành mạnh của các tổ chức tín dụng. Tình trạng lợi dụng tình trạng “mập mờ” hoặc tung tin đồn thất thiệt có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng; từ các thông tin về việc hợp nhất, sáp nhập ngân hàng đã kéo theo sự xuất hiện hay “hứa” sẽ mua hoặc đầu tư cổ phiếu cổ đông lớn/cổ đông chiến lược, người quản trị điều hành tổ chức tín dụng… như đã xảy ra trên thị trường ngân hàng nước ta thời gian qua đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý khách hàng và người gửi tiền, người sử dụng dịch vụ ngân hàng; hành vi lợi dụng hoặc tung tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng… được coi như những khởi động cho những hành cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường ngân hàng Việt Nam.
Thứ tư, mức độ lệ thuộc giữa các tổ chức tín dụng trong nước cũng như mức
độ lệ thuộc giữa thị trường ngân hàng Việt Nam và thị trường ngân hàng thế giới càng làm gia tăng rủi ro hệ thống cho các tổ chức tín dụng. Thực tế này sẽ xuất hiện các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh có yếu tố nước ngồi và vì vậy, việc chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng sẽ càng phức tạp và khó khăn hơn.
Thứ năm, mức độ phát triển của thị trường ngân hàng sẽ định hình các tập
quán, đạo đức kinh doanh làm tiêu chuẩn cho việc đánh giá tính khơng lành mạnh của hành vi cạnh tranh của các tổ chức tín dụng. Thực tế cho thấy, thị trường ngân hàng càng phát triển thì các tập quán, đạo đức kinh doanh cũng ngày càng phát triển và định hình rõ ràng hơn, khi đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể dễ dàng xác định các các tập quán, đạo đức kinh doanh tốt đẹp để xác định, giải thích một hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng.