Pháp luật bảo hiểm tiền gửi còn nhiều bất cập trong bảo vệ quyền lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ người gửi tiền trong hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng (Trang 56 - 86)

2.6. Bất cập trong thực tiễn thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

2.6.2. Pháp luật bảo hiểm tiền gửi còn nhiều bất cập trong bảo vệ quyền lợ

người gửi tiền

Một là, hạn chức chi trả bảo hiểm tiền gửi hiện nay đã có điều chỉnh tuy nhiên

vẫn thấp, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 thì thẩm quyền quy định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi thuộc về Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ

Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi sẽ chi trả tiền bảo hiểm cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của mỗi khách hàng tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng67 (bao gồm cả gốc và lãi). Nếu khoản tiền gửi được bảo hiểm (bao gồm cả tiền gốc và lãi) của bạn vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm (hiện nay vượt hơn mức 75 triệu đồng) thì sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.

Có thể nói, việc điều chỉnh hạn mức bảo hiểm tiền gửi là một trong các giải pháp nhằm giúp bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và góp phần ổn định kinh tế. Phần lớn việc điều chỉnh đều xuất phát từ thực trạng diễn biến kinh tế tại mỗi quốc gia. Có thể kể đến trường hợp tại Nga, mức bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi cá nhân và doanh nghiệp tư nhân đã được tăng gấp đôi lên 1,4 triệu rouble để tăng cường cơng cụ tài chính cho tổ chức bảo hiểm tiềm gửi (DIA) trong xử lý đổ vỡ. Trong năm 2014, DIA cũng đã chi trả 189,8 tỷ rouble (khoảng 3,33 tỷ USD) cho 1,18 triệu người gửi tiền tại 61 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị thu hồi giấy phép. Ngoài ra, năm 2015, khi Transportny Bank, một ngân hàng quy mơ trung bình trong Top 103 ngân hàng lớn tại Nga bị đổ vỡ, DIA đã phải chi trả số tiền bảo hiểm kỷ lục lên đến 40 tỷ rouble (khoảng 800 triệu USD). Chính từ những vấn đề này, mà ngoài việc nâng hạn mức chi trả, DIA cũng được trao thêm quyền hạn và các công cụ pháp lý để xử lý hiệu quả hơn khi các ngân hàng gặp vấn đề

Hoặc có thể nhắc đến trường hợp của Bangladesh, ngành ngân hàng ở đây được xem là xương sống của hệ thống tài chính, và tính đến nay thi chưa có một ngân hàng nào của Bangladesh bị đổ vỡ. Thế nhưng, Bangladesh vẫn tăng hạn mức tỷ lệ tiền gửi được bảo hiểm tại các ngân hàng ước tính tăng từ 85% lên mức 93% tạo tâm lý cho người dân hoàn toàn yên tâm gửi tiền vào ngân hàng

Có thể nhận thấy, hạn mức này được quy định từ năm 2005 dựa trên các tiêu chí như: bảo vệ số đông người gửi tiền, đủ cao để khuyến khích người gửi tiền nhưng khơng gây ra rủi ro đạo đức và tạo hiệu ứng niềm tin. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế và gia tăng tiêu dùng trong những năm qua, hạn mức này đã khơng cịn phù hợp, hạn mức chi trả năm 2005 là 50 triệu với mức thu nhập bình quân đầu người của nước ta khoảng hơn 700 USD, đến năm năm 2011 khoảng 1.200 USD, thế nhưng đến năm 2017 thì thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 2.385 USD tương đương 53,5 triệu đồng, thì dù có điều chỉnh hạn mức chi trả lên đến 75 triệu thì vẫn khơng bảo vệ được đa số người gửi tiết kiệm, bởi theo thông lệ quốc tế, hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm dao động từ 1 đến 9 lần GDP/người và ở Châu Á mức chi trả bình quân là 4 lần thu nhập quốc nội bình quân đầu người một năm, các mức chi trả bảo hiểm của các nước khơng có sự đồng nhất68. Đồng thời, do thị trường tài chính trong nước và quốc tế có nhiều biến động, việc xây dựng và củng cố niềm tin của người gửi tiền là hết sức quan trọng, hạn mức chi trả quá thấp sẽ ảnh hưởng đến niềm tin công chúng.

Hai là, pháp luật bảo hiểm tiền gửi chưa phát huy được vai trị của mình trong

quá trình xử lý tổ chức tín dụng bị phá sản. Bảo hiểm tiền gửi là cơng cụ góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an tồn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, nhất là trong các trường hợp ngân hàng nhận tiền gửi lâm vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng chi trả. Tuy nhiên, hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện chưa tạo dựng được niềm tin, góp phần giữ sự ổn định cho hệ thống các tổ chức tín dụng, nhất là khi xử lý tổ chức tín dụng phá sản. Điều này được thể hiện trên các khía cạnh:

Thứ nhất, khác với đổ vỡ doanh nghiệp thông thường, sự đổ vỡ tín dụng

khơng chỉ ảnh hưởng đến tổ chức tín dụng đó mà ảnh hưởng đến nhiều đối tượng thậm chí ảnh hưởng cả đến nền kinh tế. Xuất phát từ bản chất như vậy nên quy trình xử lý đổ vỡ ngân hàng cần mang tính chất đặc thù với mục tiêu hướng tới là hiệu quả kinh tế trên cơ sở giảm thiểu chi phí xử lý đổ vỡ và mang lại lợi ích cao nhất cho các đối tượng liên quan. Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi được xác định có vai trò

68 Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi của Nhật Bản là 86.000 USD, Hàn Quốc 53.000 USD, Indonesia 11.000 USD, Malaysia 17.000 USD, Hoa Kỳ 250.000 USD, Việt Nam 2500 USD… Văn phòng Quốc hội, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2008), Vai trò của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội, Chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu, Hà Nội tháng 12/2008, tr.41

quan trọng trong quy trình xử lý đổ vỡ tín dụng và mang lại được mục tiêu đặt ra thông qua các hoạt động nghiệp vụ như ngân hàng bắc cầu, nghiệp vụ hỗ trợ tài chính, chi trả tiền gửi… Vai trò của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc xử lý đổ vỡ ngân hàng thông qua các hoạt động nghiệp vụ như hỗ trợ tài chính (quy trình, thủ tục, tính chủ động trong việc hỗ trợ), thanh lý tài sản (hoạt động của hội đồng thanh lý) còn hạn chế. Đặc biệt, một số nghiệp vụ để tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện việc xử lý đổ vỡ pháp luật còn bỏ trống như quy định về vấn đề mua lại nợ, ngân hàng bắc cầu…

Công tác thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi bị phá sản, q trình rà sốt, phân tích các khoản nợ và làm việc với các bên liên quan để tìm biện pháp thu hồi tiền cho các chủ nợ (gồm cả tiền chi trả bảo hiểm của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam) cũng gặp rất nhiều khó khăn do những hạn chế về hạ tầng công nghệ ngân hàng cũng như sự phối hợp giữa tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với các cơ quan thanh tra, giám sát để giải quyết những khó khăn của tổ chức tín dụng.

Thứ hai, qua gần 6 năm thực hiện, Luật Bảo hiểm tiền gửi tới nay đã bộc lộ

nhiều bất cập như: thời hạn trả tiền bảo hiểm 60 ngày là tương đối dài; dù đã điều chỉnh nhưng hạn mức chi trả bảo hiểm là 75 triệu đồng/người/khoản tiền gửi vẫn cịn thấp, khơng phù hợp với mức độ lạm phát và thu nhập bình quân của xã hội; phí bảo hiểm tiền gửi áp dụng đồng hạng đối với tất cả các tổ chức tín dụng là 0,15%/năm tính trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm bình quân tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mà chưa có sự phân hạng theo mức độ rủi ro, hoạt động của các ngân hàng... Điều đó cho thấy, hiệu quả hoạt động của ngành bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam chưa tạo được sức lan tỏa như mong đợi.

Thứ ba, chưa có quy định để xử lý tổ chức tín dụng bị lâm vào tình trạng mất

khả năng thanh toán, khả năng chi trả, bởi lẽ, quy mô, phạm vi hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng là khác nhau. Chẳng hạn, số dư tiền gửi của ngân hàng thương mại thường lớn hơn nhiều so với quỹ tín dụng nhân dân nên việc hướng dẫn cách thức xử lý đối với từng loại hình tổ chức tín dụng có ý nghĩa quan trọng cho việc bảo đảm sự ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng để tránh lây lan vượt tầm kiểm soát và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền tốt hơn.

2.6.3. Quy định yêu cầu bảo đảm bí mật thơng tin khách hàng chưa phát

huy được vai trò bảo vệ quyền lợi người gửi tiền69

Thứ nhất, hạn chế về chủ thể có nghĩa vụ bảo mật thơng tin của khách hàng.

Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 đã ghi nhận nghĩa vụ của cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước trong việc giữ bí mật thơng tin hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước, của các tổ chức tín dụng và bí mật tiền gửi của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật70. Luật các Tổ chức tín dụng 2010 đã ghi nhận các chủ thể là nhân viên, người quản lý, người điều hành Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài71; các tổ chức tín dụng khác72 – các tổ chức này, bên cạnh việc nắm giữ các thông tin về khách hàng giao dịch trực tiếp, tổ chức tín dụng cịn có thể biết được các thông tin về khách hàng của các tổ chức tín dụng khác thơng qua hoạt động trao đổi thơng tin giữa các tổ chức tín dụng; dù vậy, vẫn còn một số chủ thể khác cũng cần phải có nghĩa vụ này như: các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên thực hiện kiểm toán độc lập73; các cá nhân được chủ tài khoản ủy quyền được quyền yêu cầu cung cấp thông tin trong phạm vi ủy quyền; Tổng giám đốc tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi tổ chức này thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; cơ quan nhà nước được quyền yêu cầu cung cấp thông tin để thực hiện nhiệm vụ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án74; thừa phát lại75; người ủy thác cho vay, tổ chức cung

69 Nguyễn Thị Kim Thoa, Bảo đảm bí mật thơng tin khách hàng của tổ chức hoạt động ngân hàng – nhìn từ góc độ pháp lý, Tạp chí Ngân hàng số 22/2015, truy cập ngày 15/6/2018,

https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2015/12/27/dam-bao-b-mat-thng-tin-khch-hng-cua-to-chuc-hoat-dong- ngn-hng-nhn-tu-gc-do-php-l/

70 Khoản 2 Điều 14 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải bảo đảm bí mật thơng tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”

71

Khoản 3 Điều 13 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi được trao đổi thơng tin với nhau về hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi

72 Khoản 1 Điều 42 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: Trước khi kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải lựa chọn một tổ chức kiểm tốn độc lập đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để kiểm toán các hoạt động của mình trong năm tài chính tiếp theo.

73 Điều 5 Nghị định 70/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/11/2000 của Chính phủ hướng dẫn về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thơng tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng.

74 Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BTP-NHNNVN ngày 17/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại tại các tổ chức tín dung, theo đó, Thơng tư quy định rõ, người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp thông tin thông qua biên bản xác minh hoặc bằng văn bản cung cấp thông tin theo quy định

ứng dịch vụ trung gian… nhóm chủ thể thứ ba này khơng có quan hệ giao dịch trực tiếp với khách hàng nên không tồn tại hợp đồng đối với khách hàng; cũng như khách hàng cũng không thể thỏa thuận với chủ thể này về nghĩa vụ bảo mật. Chính vì vậy, việc quy định nghĩa vụ của chủ thể thứ ba đối với vấn đề bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng là cần thiết, đây là cơ sở để khách hàng bảo vệ lợi ích của mình khi bị các chủ thể này xâm hại.

Thứ hai, hạn chế về phạm vi thông tin khách hàng cần được bảo mật. Luật

Ngân hàng Nhà nước 2010 và Luật các tổ chức tín dụng 2010 chỉ ghi nhận nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin về khách hàng gửi tiền, gửi tài sản và các giao dịch khác, nhưng các giao dịch khác gồm những giao dịch nào thì vẫn chưa có các hướng dẫn cụ thể, mà vẫn sử dụng các văn bản hướng dẫn từ năm 2001.

Theo Nghị định 70/2000/NĐ – CP thì các thơng tin khách hàng cần phải đảm bảo bí mật gồm: Tiền gửi, tài sản gửi của khách hàng; các thông tin liên quan đến tiền gửi của khách hàng bao gồm số hiệu tài khoản, mẫu chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản uỷ quyền, các thông tin về doanh số hoạt động và số dư tài khoản; các thông tin liên quan đến giao dịch gửi, rút tiền, chuyển tiền và tài sản của khách hàng; nội dung các văn bản, giấy tờ, tài liệu; tên và mẫu chữ ký của người gửi tiền và tài sản76

.

Như đã đề cập hoạt động ngân hàng không chỉ là hoạt động nhận tiền gửi và tài sản gửi mà còn nhiều hoạt động khác như hoạt động cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh tốn. Do đó, khách hàng trong hoạt động ngân hàng có thể gồm cả khách hàng gửi tiền, khách hàng vay, khách hàng cung ứng dịch vụ thanh toán, khách hàng th mua tài chính… Nhóm khách hàng này cũng có nhu cầu được bảo đảm bí mật thơng tin của mình như mọi khách hàng khác khi tham gia các giao dịch với tổ chức hoạt động ngân hàng. Vậy nên, cần rà soát lại các quy định của pháp luật hiện hành để cụ thể hóa các quy định trong Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 và Luật các Tổ chức tín dụng 2010.

Bên cạnh đó, khách hàng của các tổ chức hoạt động ngân hàng không chỉ là khách hàng hiện hữu, tổ chức hoạt động ngân hàng cịn có những khách hàng tiềm

tại Thông tư này trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu cung cấp thông tin.

75 Điều 2 Nghị định 70/2000/NĐ -CP ngày 21/11/2000 của Chính phủ hướng dẫn về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thơng tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng.

76 Điều 16 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt đơng cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng

năng – một cá nhân hay một tổ chức, tuy chưa từng có giao dịch với tổ chức hoạt động ngân hàng, nhưng có thể đến các tổ chức này để xin vay vốn. Khi đó, trong hồ sơ vay vốn của cá nhân hay tổ chức có những thơng tin cần phải giữ bí mật với bên thứ ba như tình hình tài chính của cá nhân, doanh nghiệp và dự án đầu tư, phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ người gửi tiền trong hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng (Trang 56 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)