thanh tra, giám sát hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng
Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ61
, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền
59
Khoản 1 Điều 98 Luật Phá sản 2014.
60 Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014.
tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối62 thông qua các hoạt động như: i) Cấp, sửa
đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật63; ii) Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền
tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật64; iii) Quyết định áp dụng biện pháp
xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng65. Mục đích của thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì và nâng cao lịng tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Cụ thể hóa quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng, Chính phủ ban hành Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng. Nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 03/2015/TT-NHNN ngày 20/3/2015 hướng dẫn thưc hiện một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng và Thông tư số 36/2016/TT-NHNN ngày 31/12/2016 quy định cụ
62
Khoản 3 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.
63
Khoản 9 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.
64 Khoản 11 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.
thể về nội dung, trình tự thủ tục thanh tra ngân hàng, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động thanh tra ngân hàng để triển khai áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống
Thực hiện chức năng thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã linh hoạt trong điều hành chính sách lãi suất vừa bảo đảm yêu cầu mục tiêu kiểm soát lạm phát cũng như tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, khi các tổ chức tín dụng chạy đua tăng lãi suất Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã liên tục tiến hành thanh tra hoặc “dọa” thanh tra nếu ngân hàng tiếp tục đẩy lãi suất lên cao. Trong quá trình điều hành lãi suất thị trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng liên tục ban hành các quyết định hành chính hoặc chỉ thị để chấn chỉnh như Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 7/09/2011 về việc chấn chỉnh thực hiện quy định về huy động tiền gửi bằng Việt Nam đồng và đô la Mỹ; Công văn số 4605/NHNN-CSTT ngày 16/6/2011 về lãi suất huy động và cho vay bằng đồng Việt Nam gửi các tổ chức tín dụng và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam để thực hiện Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 05/6/2011 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2011 và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất và văn bản số 1606/NHNN-CSTT đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp chỉ đạo, xử lý vấn đề lãi suất của các tổ chức tín dụng trên địa bàn… Cùng với biến động lãi suất, một hiện tượng khá thú vị trên thị trường ngân hàng đó là các ngân hàng “tố nhau” vi phạm quy định trần lãi suất huy động. Với vai trò là cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát đi tín hiệu “khuyến khích” các ngân hàng “tố nhau”. Chúng ta khơng bàn đến vấn đề tính đúng sai của việc “tố nhau” này, song nếu nhìn nhận ở khía cạnh hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh thì đó có thể là dấu hiệu của hành vi “gièm pha thương nhân”, làm ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của ngân hàng bị tố trên thị trường.
Ngồi ra, trong cơng tác thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện ra nhiều sai phạm và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng như: vi phạm các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động; sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn; một số tổ chức tín dụng có nợ xấu tăng hoặc chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ; một số Ngân hàng thương mại cổ phần có dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản, cho vay trung – dài hạn chiếm tỷ lệ cao trong khi tỷ lệ vốn huy động trung – dài hạn trên tổng vốn huy động thấp và huy động ròng từ các tổ chức tín dụng khác lớn, nguy cơ rủi ro thanh khoản cao, ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng…. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động của toàn hệ
thống tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-NHNN ngày 11/10/2017 về tăng cường phòng chống, ngăn ngừa vi phạm phạp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, đảm bảo an ninh, an tồn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính