Thực trạng các quy định về sự tham gia của người gửi tiền trong thủ tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ người gửi tiền trong hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng (Trang 49 - 51)

tục kiểm soát đặc biệt, thủ tục phá sản tổ chức tín dụng – cơ sở bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền khi tổ chức tín dụng bị mất khả năng thanh toán, mất khả năng chi trả

Khi có nguy cơ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, khả năng chi trả tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục. Do

57 Khoản 2, 3 Điều 14 Luật các Tổ chức tín dụng 2010

vậy, kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm sốt trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. Khi đặt tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có quyền: Yêu cầu chủ sở hữu của tổ chức tín dụng được kiểm sốt đặc biệt triển khai việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định, bảo đảm các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật trong một thời hạn được xác định cụ thể; hoặc yêu cầu chủ sở hữu của tổ chức tín dụng được kiểm sốt đặc biệt xây dựng, trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại với các tổ chức tín dụng khác trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm sốt đặc biệt khơng có khả năng hoặc khơng thể thực hiện được việc tăng vốn điều lệ theo yêu cầu và trong thời hạn được Ngân hàng Nhà nước xác định. Đối với những trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm sốt đặc biệt tham gia bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Trong thời hạn tối đa bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ban kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

Về thủ tục phá sản tổ chức tín dụng, các quy định về thủ tục này được quy định ở hai đạo luật là:

Thứ nhất, Luật các Tổ chức tín dụng – đạo luật về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngồi, văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng quy

định vấn đề phá sản tổ chức tín dụng như sau: Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh tốn mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn u cầu Tịa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản. Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Luật các Tổ chức tín dụng, Tịa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản. Theo quy định của Luật này, việc nộp đơn yêu cầu

mở thủ tục phá sản tổ chúc tín dụng là nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, khơng đề cập đến quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng của chủ thể khác.

Thứ hai, Luật phá sản – đạo luật quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý

và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo tồn tài sản trong q trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản dành Chương VIII từ Điều 97

đến Điều 104 quy định về phá sản Tổ chức tín dụng. Quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định như sau: Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh tốn mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh tốn thì những người sau đây có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Chủ nợ khơng có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh tốn59.

Các phân tích ở Chương 1 về bản chất của giao dịch nhận tiền gửi là giao dịch vay tài sản nên người gửi tiền là chủ nợ của tổ chức tín dụng và là chủ nợ khơng có bảo đảm. Do đó, khi tổ chức tín dụng khơng thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh tốn thì được xác định là mất khả năng thanh toán60.

Từ quy định về quy định sự tham gia của người gửi tiền trong thủ tục kiểm soát đặc biệt, thủ tục phá sản tổ chức tín dụng cho thấy, pháp luật về kiểm soát đặc biệt và phá sản tổ chức tín dụng đã có những quy định nhằm bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền, nhất là quy định về thanh toán tiền bảo hiểm tiền gửi, quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng. Các quy định này vừa có tác dụng bảo vệ quyền lợi, ổn định tâm lý người gửi tiền, tránh tình trạng đổ vỡ dây chuyền vì hoạt động ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo vệ người gửi tiền trong hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)