chức tín dụng như một trong các biện pháp bảo vệ quyền lợi người gửi tiền
Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân. Có thể đánh giá quy định của pháp luật bảo hiểm tiền gửi trong việc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền trên các khía cạnh:
Thứ nhất, quy định rõ việc tham gia bảo hiểm tiền gửi là trách nhiệm của tồ
chức tín dụng, là một trong những biện pháp bảo vệ quyền lợi của khách hàng47. Theo đó, các Tổ chức tín dụng phải tham gia tổ chức bảo tồn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia tổ chức bảo tồn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh. Người được bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; và được bảo hiểm số tiền gửi của mình tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, quy định cụ thể về chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền. Các
quy định này bảo đảm sự nhanh chóng, kịp thời để tránh khả năng lây lan từ tổ chức tín dụng này này sang tổ chức tín dụng khác. Cụ thể, Luật bảo hiểm tiền gửi hiện hành đã quy định cụ thể về chi trả bảo hiểm tiền gửi như sau:
43 Điều 7 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.
44 Điều 11 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.
45
Điều 9 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.
46
Điều 8 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, theo đó, nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền48
- Thời hạn trả tiền bảo hiểm được quy định là trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi49.
- Hạn mức trả tiền bảo hiểm. Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ
chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm50.
- Số tiền bảo hiểm được trả. Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm quy định tại Điều 2451
của Luật bảo hiểm tiền gửi 2012. Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì số tiền gửi được bảo hiểm là số tiền còn lại sau khi trừ khoản nợ đó. Số tiền bảo hiểm được trả trong trường hợp nhiều người sở hữu chung tiền gửi được bảo hiểm tiền gửi được quy định như sau:
i) Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của nhiều người sở hữu chung tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm cho một người quy định tại Điều 24 của Luật này. Số tiền bảo hiểm được trả sẽ được chia theo thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu; trường hợp giữa các đồng chủ sở hữu khơng có thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của pháp luật;
ii) Trường hợp một trong các đồng chủ sở hữu có khoản tiền gửi khác
48
Điều 22 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
49 Điều 23 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
50
Khoản 1 Điều 24 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
51 Điều 3 Quyết định về Hạn mức trả tiền bảo hiểm Quyết định 21/2017/QĐ-TTG điều chỉnh Khoản 2 Điều 24 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
được bảo hiểm tại cùng một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì tổng số tiền bảo hiểm được trả cho một đồng chủ sở hữu không vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm52
- Thủ tục trả tiền bảo hiểm được quy định cụ thể tại Điều 26 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
Thứ ba, pháp luật bảo hiểm tiền gửi quy định cụ thể loại tiền gửi được bảo
hiểm phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật
các Tổ chức tín dụng53. Tiền gửi khơng được bảo hiểm bao gồm54:
- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm sốt, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngồi đó.
- Tiền mua các giấy tờ có giá vơ danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Từ quy định của pháp luật Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho thấy, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã làm tốt mục tiêu thứ nhất là bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, thông qua các hoạt động cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi; thu phí bảo hiểm; cung cấp thơng tin, tư vấn cho người gửi tiền; thực hiện nhiệm vụ chi trả bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm bị phá sản và cuối cùng là tiến hành xử lý (thanh lý và thu nợ) đối với tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi bị đóng cửa, cịn mục tiêu góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, và bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng chưa thực hiện tốt. Điều này được thể hiện ở việc hoạt động giám sát của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi chưa đủ sức để đưa ra những khuyến nghị cho các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi nhằm ngăn ngừa rủi ro, hạn chế đổ vỡ và trong giới hạn cho
52
Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
53 Điều 18 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012.
phép, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi cịn có thể hỗ trợ, thậm chí có quyền can thiệp vào hoạt động của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi khi có dấu hiệu mất an tồn. Hoạt động thanh tra, giám sát của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi chủ yếu tập trung vào kiểm tra quỹ tín dụng nhân dân với 2.439 cuộc, chiếm 89,6% tổng số cuộc kiểm tra, trong khi đó số cuộc kiểm tra ngân hàng thương mại trong nước chỉ là 167 cuộc, chiếm 6,1%, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 86 cuộc, chiếm 3,2%, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 04 cuộc, chiếm 0,1% và cơng ty tài chính là 27 cuộc, chiếm 1%55. Tính đến thời điểm 31/12/2017 đã hồn thành kiểm tra tại chổ đối với 434 đơn vị tham bảo hiểm tiền gửi bao gồm 47 Ngân hàng thương mại, 386 Quỹ tín dụng nhân dân và 01 Tổ chức tài chính vi mơ56, nhìn chung năm 2017 chưa phát sinh chi trả tiền bảo hiểm.
2.3. Thực trạng quy định u cầu bảo đảm bí mật thơng tin khách hàng – một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi người gửi tiền
Quy định về bảo đảm bí mật thơng tin được đề cập trong các văn bản pháp luật khác nhau, nhằm đảm bảo nguyên tắc an toàn tuyệt đối thông tin khách hàng. Những thông tin liên quan đến khách hàng mà các tổ chức hoạt động ngân hàng thông qua hoạt động nghiệp vụ của mình nắm giữ rất đa dạng và là những thông tin rất quan trọng, một khi bị các chủ thể khơng có quyền tiếp cận và các đối thủ cạnh tranh khai thác, sử dụng sẽ gây nhiều bất lợi, những tổn thất về kinh tế cho khách hàng … Đồng thời, những thông tin về phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, mối quan hệ giữa các đối tác của khách hàng được tiết lộ ra bên ngoài bị các đối thủ cạnh tranh khai thác sẽ dẫn đến một môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Vì những lý do đó, các tổ chức hoạt động ngân hàng bên cạnh việc tăng cường cung ứng các dịch vụ đa dạng, tiện lợi, ngân hàng cịn phải có nghĩa vụ đảm bảo bí mật thơng tin khách hàng. Đối với các tổ chức hoạt động ngân hàng, khi các tổ chức này yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình thì các tổ chức này phải có nghĩa vụ bảo đảm bí mật thơng tin khách hàng mà họ có được, đồng thời các tổ chức hoạt động ngân hàng cũng có
55 Viên Thế Giang, Về chức năng giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10/2012, tr. 33 – 38.
56
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2018, truy cập ngày 17/6/2018,
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?dDocName=SBV323587&p=4 &_afrLoop=90972204776312#%40%3F_afrLoop%3D90972204776312%26centerWidth%3D80%2525%26 dDocName%3DSBV323587%26leftWidth%3D20%2525%26p%3D4%26rightWidth%3D0%2525%26show Footer%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Df0fpha3fg_4
quyền từ chối yêu cầu cung cấp thông tin của bên thứ ba nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng; cịn đối với khách hàng, khi tham gia vào quan hệ với các tổ chức hoạt động ngân hàng sẽ có nghĩa vụ cung cấp các thông tin theo yêu cầu, đồng thời, khách hàng cũng có đặc quyền là các thông tin về tài khoản, giao dịch và một số thơng tin khác của mình phải được bảo vệ một cách hợp pháp và không thể bị xâm hại bởi bên thứ ba.
Tại Việt Nam, nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin của khách hàng khơng chỉ là các cam kết (các tổ chức hoạt động ngân hàng với tư cách là một bên trong quan hệ giao dịch cam kết giữ bí mật thơng tin của khách hàng. Các cam kết này được công bố trong chính sách bảo mật thơng tin khách hàng của các tổ chức hoạt động ngân hàng) hay là các thỏa thuận của các tổ chức hoạt động ngân hàng và khách hàng (khách hàng có thể thỏa thuận với các tổ chức hoạt động ngân hàng về nghĩa vụ không được tiết lộ thơng tin của mình) mà nghĩa vụ này cịn được ghi nhận trong Điều 21 Hiến pháp năm 2013.
Nhằm thực hiện quy định về đảm bảo bí mật thơng tin của khách hàng trong hoạt động ngân hàng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Luật các Tổ chức tín dụng 2010, Nghị định 70/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/11/2000 về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thơng tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng (Nghị định 70/2000/NĐ-CP); Thông tư số 02/2001/TT-NHNN ngày 04/4/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định Nghị định 70/2000/NĐ-CP; … Theo quy định của các văn bản pháp lý trên, nghĩa vụ đảm bảo bí mật thơng tin của khách hàng được thể hiện như sau:
- Luật các Tổ chức tín dụng 2010 quy định:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải bảo đảm bí mật thơng tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách
hàng57 .
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi có trách nhiệm từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng
Điều 4 Nghị định 70/2000/NĐ-CP quy định khách hàng có quyền khiếu nại, khởi kiện tổ chức nhận tiền gửi và tài sản nếu tổ chức đó cung cấp các thơng tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi sai quy định hoặc không đúng đối tượng, khơng chính xác, khơng trung thực và được tổ chức nhận tiền gửi và tài sản bồi thường thiệt hại do việc cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản sai, khơng đúng đối tượng, khơng chính xác, khơng trung thực gây ra.
Có thể thấy rằng, theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc giữ bí mật thơng tin về tài khoản và giao dịch của khách không chỉ là nghĩa vụ hợp đồng giữa khách hàng và các tổ chức tài chính mà cịn là nghĩa vụ luật định buộc các Tổ chức tín dụng phải thực hiện. Hơn thế nữa, các tổ chức tín dụng cịn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu tiền, tài sản của khách hàng bị xâm hại do các tổ chức tín dụng khơng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình.
Tuy nhiên, các quy định về nghĩa vụ đảm bảo bí mật thơng tin của khách hàng trong hoạt động ngân hàng cũng có những ngoại lệ nhất định. Luật các Tổ chức tín dụng 2010 quy định: các tổ chức tín dụng phải cung cấp thơng tin trong trường hợp
có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng58
. Cụ thể hơn, Nghị định 70/2000/NĐ-CP quy định rõ bí mật thơng tin khách hàng phải bị hạn chế trong trường hợp phục vụ công
tác điều tra tội phạm, truy tố, xét xử, thi hành án của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.4. Thực trạng các quy định về sự tham gia của người gửi tiền trong thủ tục kiểm soát đặc biệt, thủ tục phá sản tổ chức tín dụng – cơ sở bảo vệ quyền tục kiểm soát đặc biệt, thủ tục phá sản tổ chức tín dụng – cơ sở bảo vệ quyền