Khái quát pháp luật về bảo hiểm tiền gửi:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ góc độ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng (Trang 27 - 31)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Khái quát pháp luật về bảo hiểm tiền gửi:

1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo hiểm tiền gửi:

Một trong những vai trị của pháp luật là cơng cụ để nhà nước quản lý nền kinh tế và xã hội. Pháp luật về BHTG cũng như thế, nó ra đời để góp phần vào các chính sách, cơng cụ kinh tế - pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội của đất nước.

Pháp luật và kinh tế ln có sự tác động qua lại với nhau. Song pháp luật vẫn có tính độc lập tương đối so với kinh tế17. Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế, mặc khác, pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với nền kinh tế. Ở pháp luật BHTG, ta có thể thấy rỏ được mối quan hệ đó. Pháp luật về BHTG ra đời để đáp ứng yêu cầu về sự ổn định của toàn hệ thống ngân hàng và của cả nền kinh tế. Nội dung của nó bị chi phối bởi ý chí của những nhà hoạch định chính sách và tùy thuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế. Khi pháp luật về BHTG điều chỉnh một cách toàn diện hoạt động của hệ thống BHTG, đặc biệt là khi hệ thống BHTG hoạt động có hiệu quả thì sẽ phát huy hết ý nghĩa của nó, giúp cho hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và ngày càng phát triển. Từ đó có thể thấy được pháp luật

16 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), “Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật về bảo hiểm tiền gửi giai

đoạn 1999 – 2010”. tr.16.

BHTG là sự phản ánh ý chí của Nhà nước. Đó là một cơng cụ tất yếu cần phải có để đáp ứng yêu cầu khách quan của sự phát triển.

Qua phân tích, có thể đưa ra khái niệm pháp luật về BHTG là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực BHTG, bao gồm các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ BHTG, quy định liên quan đến hoạt động, chính sách BHTG và quản lý nhà nước về BHTG.

1.2.2. Quan hệ pháp luật về bảo hiểm tiền gửi:

1.2.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật về bảo hiểm tiền gửi:

Với bản chất là chính sách cơng giúp nhà nước điều chỉnh hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng nên quan hệ pháp luật về BHTG cũng mang tính chất đặc biệt. Chủ thể của quan hệ pháp luật BHTG là những chủ thể trực tiếp tham gia vào các quan hệ này và phát sinh các quyền, nghĩa vụ. Có thể chia quan hệ pháp luật BHTG thành 2 loại:

Một là, quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về BHTG. Đối với loại quan hệ này, chủ thể tham gia quan hệ bao gồm nhà nước, tổ chức BHTG và các tổ chức có nghĩa vụ bắt buộc tham gia BHTG.

Nhà nước tham gia vào quan hệ thông qua một cơ quan chuyên trách có thẩm quyền được Nhà nước giao phó nhiệm vụ quản lý, giám sát và kiểm tra, xử lý chung các vấn đề thuộc chính sách BHTG. Cơ quan đại diện cho nhà nước này sẽ được trao những quyền hạn và có những nhiệm vụ cụ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Điển hình như có thẩm quyền điều chỉnh hạn mức BHTG tối đa trong trường hợp duy trì và đảm bảo lịng tin người tiêu dùng hay xử lý những tổ chức tham gia BHTG không tuân thủ nghĩa vụ bắt buộc hoặc xử lý khi những tổ chức tham gia BHTG không thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm,…

Hai là, quan hệ pháp luật BHTG phát sinh liên quan đến hoạt động chính của BHTG, đó là bảo hiểm rủi ro cho những người gửi tiền. Trong loại quan hệ này

cũng có 3 chủ thể, bao gồm tổ chức BHTG, tổ chức tham gia BHTG và người được hưởng quyền lợi BHTG.

Đối với tổ chức BHTG là tổ chức do Chính phủ thành lập để thực hiện chính sách BHTG, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại các tổ chức nhận tiền gửi và góp phần đảm bảo sự phát triển an tồn của hệ thống tài chính quốc gia. Nhiệm vụ của tổ chức này là thực hiện các nghiệp vụ BHTG và triển khai chính sách BHTG quốc gia như: cấp và thu hồi chứng nhận tham gia BHTG, tính và thu phí BHTG, quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn BHTG; đồng thời bên cạnh nhiệm vụ chính là chi trả bảo hiểm khi phát sinh sự kiện tổ chức nhận tiền gửi bị mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, tổ chức này cũng có những quyền hạn và nhiệm vụ khác bổ trợ cho việc đảm bảo hiệu quả các dấu hiệu các tổ chức này hoạt động không an tồn, tham gia q trình kiểm sốt đặc biệt đối với các tổ chức tham gia BHTG, tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG,… chính sách BHTG của các quốc gia quy định rỏ nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức này.

Còn tổ chức tham gia BHTG là tổ chức nhận tiền gửi của công chúng. Thường tổ chức này là các ngân hàng và các tổ chức có hoạt động ngân hàng thực hiện việc nhận tiền gửi của người dân để tiến hành kinh doanh tiền tệ. Hầu hết các quốc gia đều quy định nghĩa vụ bắt buộc tham gia BHTG của các tổ chức này.

Riêng đối với chủ thể được hưởng quyền lợi bảo hiểm là những người gửi tiền, có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, họ không trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật BHTG mà chỉ thực sự tham gia khi ngân hàng mất khả năng thanh tốn hoặc phá sản. Khi đó, tổ chức BHTG sẽ đứng ra chi trả một số tiền nhất định cho những chủ thể này, bù đắp lại một phần tổn thất mà họ phải chịu.

1.2.2.2. Khách thể của quan hệ pháp luật BHTG

Khách thể là yếu tố thứ ba cấu thành nên một quan hệ pháp luật. Khách thể là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng, các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật18. Xét trong quan hệ pháp luật về BHTG thì khách thể của

quan hệ này là quyền lợi người gửi tiền được bảo vệ. Nhà nước cho ra đời chính sách cũng chỉ để bảo vệ người gửi tiền. Tổ chức BHTG thay nhà nước thực hiện mục đích đó, tổ chức tham gia BHTG tham gia vào quan hệ này cũng nhằm hướng đến việc thiết lập niềm tin nơi người gửi tiền thông qua một công cụ bảo vệ người gửi tiền. Và tất nhiên, những lợi ích cũng chính là mục tiêu chủ yếu mà người gửi tiền hướng đến.

1.2.3. Pháp luật bảo hiểm tiền gửi là công cụ quan trọng bảo vệ người gửi tiền. tiền.

Vai trò bảo vệ người gửi tiền của tổ chức BHTG được thể hiện cụ thể:

Tổ chức BHTG sẽ cung cấp cho người gửi tiền những thông tin về ngân hàng ở một mức độ nào đó, giúp họ nắm bắt được tình hình hoạt động của các ngân hàng. Làm cơ sở để họ chọn được những nơi gửi tiền tin cậy mà họ cảm thấy yên tâm nhất theo những suy nghĩ của họ. Như vậy, có thể nói dựa trên những thông tin được cung cấp bởi tổ chức BHTG, người gửi tiền có thể trước tiên tự bảo vệ mình trước những rủi ro tài chính liên quan đến tiền gửi của họ có thể xảy ra trong tương lai.

Bên cạnh đó, người gửi tiền sẽ được BHTG bảo vệ trực tiếp trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị mất khả năng thanh toán19. Bằng chính nguồn vốn có được từ ngân sách nhà nước cấp ban đầu và phí bảo hiểm được đóng bởi các tổ chức tham gia BHTG, tổ chức BHTG sẽ thực hiện việc chi trả tiền gửi cho người gửi tiền (bao gồm cả phần tiền gốc và lãi phát sinh trên phần tiền gốc) với hạn mức chi trả theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, BHTG sẽ tham gia vào quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG bị phá sản để tiếp tục chi trả cho những người gửi tiền có số tiền được bảo hiểm lớn hơn hạn mức chi trả. Như vậy, có thể nói vai trị của BHTG khơng chỉ tính bằng tiền mà còn là thước đo niềm tin của người gửi tiền, là công cụ bảo vệ hữu hiệu đối với các quyền lợi của người gửi tiền.

Hơn nữa, người gửi tiền cịn được BHTG bảo vệ gián tiếp thơng qua các hoạt động nghiệp vụ như: kiểm tra, giám sát để kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro xảy ra trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG, hoạt động an toàn hiệu quả của hệ

19 Nguyễn Lệ Thu (2008), “Nâng cao vai trò bảo vệ người gửi tiền của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam”. Tạp chí ngân hàng, số 05, tr 10.

thống ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc quyền lợi của người gửi tiền được bảo vệ triệt để20

.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ góc độ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)