6. Kết cấu của luận văn
2.1. Thực trạng các quy định pháp luật bảo hiểm tiền gửi dưới góc độ bảo vệ quyền
2.1.4. Quy định về thời điểm tổ chức BHTG có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho
cho người gửi tiền và thủ tục chi trả bảo hiểm.
2.1.4.1. Quy định về thời điểm tổ chức bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền.
Khi có sự cố xảy ra đối với các TCTD tham gia BHTG, tổ chức BHTG sẽ tiến hành thực hiện việc chi trả bảo hiểm đối với TCTD đó theo từng bước mà pháp luật quy định. Có thể hiểu sự kiện BHTG là sự kiện khách quan theo pháp luật quy định, khi sự kiện đó xảy ra thì tổ chức BHTG có trách nhiệm chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền.
Có thể khái quát “chi trả bảo hiểm tiền gửi là việc thực hiện cam kết thanh toán khoản tiền gửi được bảo hiểm bao gồm tiền gốc và tiền lãi của tổ chức bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm trong hạn mức chi trả”45. Đây là cách thức tổ chức BHTG bảo vệ trực tiếp quyền lợi người gửi tiền, khi mà mọi biện pháp nhằm khôi phục để tổ chức tham gia BHTG trở lại hoạt động bình thường khơng cịn tác dụng. Chính vì vậy, việc xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm và thời hạn chi trả tiền bảo hiểm phù hợp thể hiện cam kết của nhà nước đối với người dân trong việc đảm bảo chi trả ngay lập tức khoản
45 Nguyễn Thị Loan (2013), “Chi trả bảo hiểm tiền gửi kịp thời cho người gửi tiền góp phần nâng cao niềm
tiền bảo hiểm trong hạn mức BHTG cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG mất khả năng thanh toán nhằm củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng, hạn chế những hiện tượng rút tiền hàng loạt tại tổ chức tham gia BHTG, qua đó giảm thiểu tình trạng mất khả năng thanh tốn của ngân hàng, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
Tại Mỹ, FDIC được thành lập và triển khai hoạt động BHTG từ năm 1934 để đối phó với hàng nghìn vụ khủng hoảng ngân hàng xảy ra vào những năm 1920 và đầu thập kỷ 1930. Từ năm 2009 đến tháng 4/2011 mặc dù có 331 ngân hàng phải đóng cửa, nhưng quyền lợi của người gửi tiền ở các ngân hàng này đều được FDIC bảo vệ và chi trả bảo hiểm kịp thời, nhanh gọn, giảm thiếu tối đa ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng, bản thân các ngân hàng bị mất khả năng thanh toán cũng được xử lý một cách hài hịa, hầu như khơng có cuộc đột biến rút tiền gửi lớn nào xảy ra. Sự can thiệp kịp thời và hiệu quả của FDIC đã làm giảm đi sự trầm trọng của sự kiện đóng của nhiều ngân hàng tại Mỹ46
.
Còn tại Việt Nam, hoạt động chi trả của BHTG trong thời gian từ năm 2012 trở về trước được thực hiện theo Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999, Nghị định 109/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ, Thơng tư số 03/2006/TT- NHNN ngày 25/4/2006 của NHNN. Theo đó, thời điểm tổ chức BHTG có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền là khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức tham gia BHTG chấm dứt các giao dịch để tiến hành thanh lý hoặc kể từ ngày Tịa án thơng báo quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về phá sản. Thời hạn trả tiền bảo hiểm là 60 ngày, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm47.
Theo nguyên tắc 17 trong Bộ nguyên tác phát triển hệ tống BHTG hiệu quả của Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IASI) quy định: “Hệ thống bảo hiểm tiền gửi cần hỗ trợ được người gửi tiền tiếp cận nhanh chóng tiền gửi được bảo hiểm của họ”. Nguyên tắc này đảm bảo tốt nhất hai mục tiêu quan trọng của hệ thống BHTG ở bất kỳ quốc gia nào, đó là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và ngăn
46 Nguyễn Thị Loan (2013), tlđd, tr.67
47
ngừa hiện tượng rút tiền đồng loạt ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng.
Nhằm đảm bảo Bộ nguyên tắc phát triển hệ thống BHTG hiệu quả của IADI, giúp người gửi tiền tiếp cận nhanh hơn được bảo hiểm, điều 22 của Luật BHTG năm 2012 quy định:
Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm ngân hàng nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm sốt đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp hồi phục khả năng thanh toán mà TCTD là tổ chức tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc ngân hàng Nhà nước có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia BHTG mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.
Về thời hạn trả tiền bảo hiểm, Luật vẫn giữ nguyên như các văn bản pháp luật trước đây là 60 ngày kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền48
. Đối với những trường hợp TCTD bị kiểm sốt đặc biệt có sự tham gia của BHTG, BHTGVN có trách nhiệm:
Cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của ngân hàng Nhà nước; trong thời hạn tối đa bảy ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, ngân hàng nhà nước chi nhánh, Ban kiểm soát đặc biệt, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến kiểm sốt đặc biệt đối với tổ chức tín dụng và quyết định về việc kiểm sốt đặc biệt sẽ được thơng báo đến bảo hiểm tiền gửi Việt Nam49.
Như vậy, việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi tham gia vào q trình kiểm sốt đặc biệt đã khắc phục những hạn chế của các quy định trước đây, thực hiện tốt hơn mục tiêu hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Nhìn chung, quy định về thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền của tổ chức BHTG đã có sự tiến bộ hơn và cụ thể hơn đối với hai trường hợp tổ chức tham gia BHTG là TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Điều này giúp người gửi tiền yên tâm, tin tưởng hơn rằng họ sẽ sớm tiếp cận được
48 Xem Điều 23 Luật BHTG năm 2012
49
khoản tiền gửi được bảo hiểm khi TCTD nơi họ gửi tiền bị mất khả năng thanh toán và đáp ứng tốt nhất mục tiêu quan trọng của tổ chức BHTG.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ nêu trên thì quy định về thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cịn có một số điểm cần được làm rỏ như: các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị chi trả BHTG gồm những loại nào, các thủ tục nhận tiền bảo hiểm trong những trường hợp cụ thể được tiến hành ra sao, quy định về cơ chế phối hợp giữa NHNNVN với BHTGVN trong việc rà sốt, kiểm tra các thơng tin cần thiết khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cụ thể như thế nào, nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban kiểm sốt đặc biệt là gì để giúp cho hoạt động kiểm soát đạt hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho hoạt động tài chính ngân hàng Việt Nam.
2.1.4.2. Quy định về thủ tục chi trả tiền bảo hiểm
Chi trả BHTG là hoạt động quan trọng, đóng vai trị quyết định trong việc đảm bảo và duy trì uy tín của ngân hàng đối với cộng động. Để đạt được điều đó, thủ tục chi trả BHTG cần phải thực hiện kịp thời, nhanh chóng và chính xác, thuận lợi.
Việc chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền phải được thực hiện trong thời hạn 60 ngày kể từ thời điểm ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm sốt đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh tốn mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền50.
Đồng thời, BHTGVN cịn được quyền tiếp cận thơng tin về người gửi tiền trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc của tòa án do tổ chức tham gia BHTG cung cấp, bao gồm văn bản đề nghị trả tiền bảo hiểm, danh sách người được BHTG, số tiền gửi của từng người được BHTG và số tiền bảo hiểm để nghị tổ chức BHTG chi trả; được xác minh và kiểm
50
tra sổ sách trong thời hạn 5 ngày làm việc và có thơng báo về việc trả tiền bảo hiểm trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Người gửi tiền được tiếp nhận thông tin về việc trả tiền bảo hiểm: thời gian, địa điểm và phương thức tiến hành trả bảo hiểm51.
Quy định này theo tác giả là tương đối hợp lý, vừa bù đắp được tổn thất của người gửi tiền một cách nhanh chóng, tránh gây hoang mang, cũng vừa bảo đảm khả năng tài chính của BHTGVN.
Thêm vào đó, nhằm giúp người gửi tiền ý thức hơn về khoản tiền mình được bảo hiểm, đồng thời tạo điều kiện quản lý đối với những khoản tiền gửi được bảo hiểm khơng có người nhận. Luật cũng quy định:
Sau thời hạn 10 năm, kể từ ngày tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thơng báo lần thứ nhất về việc trả tiền bảo hiểm, những khoản tiền bảo hiểm khơng có người nhận sẽ được xác lập quyền sở hữu nhà nước và bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của tổ chức BHTG, người có quyền sở hữu khoản tiền gửi được bảo hiểm sẽ khơng có quyền u cầu tổ chức BHTG chi trả số tiền bảo hiểm đó52.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ nêu trên, Luật BHTG năm 2012 cũng cần quy định rỏ ràng hơn về hồ sơ đề nghị chi trả tiền bảo hiểm và các trường hợp cụ thể như nhận tiền theo ủy quyền, tiền thừa kế, tiền gửi của người mất tích.
Một vấn đề nữa cần xem xét về thủ tục chi trả bảo hiểm là quy định “Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia BHTG bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm53
.
Với quy định người gửi tiền tại tổ chức tham gia BHTG thuộc diện được nhận tiền bảo hiểm nếu có các khoản nợ tại tổ chức tham gia BHTG phải chi trả, không kể đến hạn hay chưa đến hạn, họ phải có trách nhiệm thanh tốn các khoản nợ đó hoặc tiền bảo hiểm mà họ được nhận sẽ bị khấu trừ vào các khoản nợ đó54.
51 Xem Điều 26 Luật BHTG năm 2012
52 Xem Khoản 6 Điều 26 Luật BHTG năm 2012
53 Xem Khoản 1 Điều 24 Luật BHTG năm 2012
54
Quy định này có thể gây khó khăn cho người gửi tiền trong việc thực hiện kế hoạch tài chính đã được đề ra.
Như chúng ta thấy: hợp đồng BHTG giữa BHTGVN và tổ chức tham gia BHTG (gọi là hợp đồng số 1) thì BHTGVN có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức đó theo quy định của pháp luật. Còn hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tham gia BHTG và người vay nợ ngân hàng này (gọi là hợp đồng số 2) khơng có liên quan trực tiếp đến hợp đồng số 1 là không phù hợp. Vấn đề này cần được quan tâm xem xét để tránh làm xáo trộn đời sống của người gửi tiền khi có sự cố đổ vỡ của tổ chức nhận tiền gửi xảy ra.