6. Kết cấu của luận văn
2.1. Thực trạng các quy định pháp luật bảo hiểm tiền gửi dưới góc độ bảo vệ quyền
2.1.2. Các quy định về loại tiền gửi, phí bảo hiểm tiền gửi và hạn mức chi trả bảo
trả bảo hiểm tiền gửi.
2.1.2.1. Quy định về loại tiền gửi được bảo hiểm
Tiền gửi được bảo hiểm là các loại tiền gửi sẽ được chi trả cho người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và khơng có khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Việc quy định rỏ ràng, chính xác về tiền gửi được bảo hiểm sẽ tránh được sự không nhất quán và những xung đột tiềm năng có thể xảy ra khi một tổ chức tham gia BHTG bị mất khả năng thanh toán. Tổ chức BHTG và tổ chức tham gia BHTG đều có trách nhiệm phải thơng tin tới công chúng, đặc biệt là người gửi tiền về loại tiền gửi nào được bảo hiểm và tiền gửi nào không được bảo hiểm. Người gửi tiền có quyền được biết để có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích của mình khi xuất hiện sự kiện bảo hiểm. Đồng thời, việc quy định rỏ loại tiền gửi được bảo hiểm cũng nhằm kiểm soát tốt hơn rủi ro đạo đức có thể xảy ra trong hoạt động ngân hàng và BHTG.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại tiền gửi tại các tổ chức tham gia BHTG đều được bảo hiểm. Việc xác định loại tiền gửi nào được bảo hiểm phụ thuộc vào chính sách tiền tệ, trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng và tiến trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Có thể thấy, các nhà lập pháp Việt Nam vẫn giữ quan điểm thống nhất kể từ khi pháp luật về BHTG năm 2012 đều quy định chỉ bảo hiểm cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân, tuyệt đối không bảo hiểm cho tiền gửi là ngoại tệ. Lý do chính dẫn đến việc Luật Việt Nam vẫn kiên trì chỉ BHTG bằng đồng Việt Nam là vì chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam cấm sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch tranh lãnh thổ Việt Nam và khơng khuyến khích người dân tích trữ ngoại tệ mà nên bán lại cho ngân hàng khi người dân quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng ngoại tệ như là một hình thức tự phịng ngừa rủi ro do lo ngại sự mất giá của đồng nội tệ.
Như vậy, đến thời điểm hiện nay, tiền gửi được bảo hiểm vẫn là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các TCTD năm 2010, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật BHTG năm 201233. Quy định này là phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước ta và thông lệ thế giới như các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonexia đều chỉ bảo hiểm cho đồng nội tệ. Tuy nhiên, với quy định này, sẽ có một lượng lớn người gửi tiền bằng vàng, ngoại tệ khơng được bảo hiểm.
Theo Phó Giáo sư – Tiến sỹ Đinh Dũng Sỹ - Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật – Văn phịng Chính phủ cho rằng, cần phải bảo hiểm cho cả tiền gửi bằng ngoại tệ vì NHNN có quy định cho phép các ngân hàng huy động tiền gửi ngoại tệ từ dân chúng thì đây cũng xem là một giao dịch hợp pháp34
.
Trên thực tế, theo quy định hiện hành của Việt Nam, ngoại tệ cũng được công nhận là một loại tiền gửi hợp pháp trong hợp đồng huy đồng vốn của ngân hàng. Với quy định khơng bảo hiểm cho ngoại tệ thì sẽ khơng khuyến khích được cá nhân có đồng ngoại tệ hợp pháp gửi ở các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ mà hiện nay, lượng ngoại tệ ở Việt Nam đang có xu hướng tăng lên và NHNN vẫn cho phép các TCTD huy động tiền gửi là ngoại tệ, điều này sẽ dẫn tới lượng huy
33 Xem Điều 18 Luật BHTG năm 2012
34
động tiền gửi ngoại tệ của các TCTD sẽ giảm, trong khi Nhà nước ta đang có chính sách huy động tiền gửi trong dân chúng. Hơn nữa, quy định này cũng sẽ dẫn đến việc người có ngoại tệ mua bán ngoại tệ ở thị trường tự do, trái với yêu cầu mục đích chung của chủ trương quản lý ngoại hối ở nước ta.
Như vậy, chính sách BHTG vẫn chưa thực sự được đảm bảo sự công bằng cho người gửi tiền trong việc lựa chọn loại tiền gửi vào ngân hàng, cũng như chưa thực sự tạo cho dân chúng niềm tin. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, chính sách BHTG nên điều chỉnh để tiền gửi ngoại tệ cũng được bảo hiểm, người gửi tiền khơng bị thiệt thịi trong việc được bảo vệ quyền mà các tổ chức nhận tiền gửi vẫn thu hút được ngoại tệ để đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Đây cũng chính là một biện pháp để hạn chế tình trạng đơ la hóa, nên nếu lượng đơ la nằm trong dân càng nhiều sẽ không thu hút được vào các ngân hàng thì hiện tượng đơ la hóa càng mạnh. Đồng thời, chính sách này sẽ giúp nhà nước kiểm sốt được số lượng ngoại tệ trong dân chúng, từ đó thực hiện tốt chính sách quản lý ngoại tệ.
Bên cạnh quy định về loại tiền gửi được bảo hiểm, Luật BHTG năm 2012 cũng quy định rỏ loại tiền gửi nào không được bảo hiểm. Quy định này hết sức quan trọng và cần thiết vì nó liên quan trực tiếp đến việc tính phí BHTG và xác định người gửi tiền mà chính sách BHTG sẽ bảo vệ trực tiếp qua chi trả tiền bảo hiểm. Những loại tiền gửi không được bảo hiểm gồm:
Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngồi đó; Tiền mua các giấy tờ có giá vơ danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành35
.
Lý do không bảo hiểm cho tiền gửi của các đối tượng nêu trên được các nhà làm luật đưa ra là vì những người này đều là những đối tượng có khả năng tiếp cận và nắm được thơng tin về tình hình hoạt động và quản lý của các tổ chức mà họ có
35
vốn góp. Tuy nhiên, việc sàn lọc những đối tượng khơng được bảo hiểm nêu trên theo tác giả là điều không hợp lý trong quy định của pháp luật Việt Nam về BHTG, bởi những đối tượng này khi có vốn góp trong TCTD thì họ là những người trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành tổ chức nhận tiền gửi, nhưng nếu họ có tiền gửi tại tổ chức này thì họ là người gửi tiền như những người khác. Và họ không mong mỏi gửi tiền vào TCTD mà mình có vốn góp để rồi nhận bảo hiểm bằng số tiền trong hạn mức. Vì thế, tác giả kiến nghị không nên loại trừ BHTG cho những đối tượng trên.
2.1.2.2. Quy định về phí bảo hiểm tiền gửi
Luật BHTG năm 2012 quy định: “Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người gửi tiền tại tổ chức tham gia BHTG36”. Mục đích của việc thu phí này là để hình thành nguồn quỹ có sẵn giúp xử lý kịp thời khủng hoảng ngân hàng và thực hiện mục tiêu bảo vệ người gửi tiền. Nguồn vốn này bảo đảm hạn chế. Hoặc không phải sử dụng ngân sách nhà nước để chi trả cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG mất khả năng chi trả.
Trên thế giới có hai hệ thống phí BHTG được áp dụng đó là hệ thống phí đồng hạng và hệ thống phí trên cơ sở rủi ro. Phí đồng hạn là mức phí BHTG áp dụng chung cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG trong cùng một hệ thống BHTG của quốc gia. Với phương thức thu phí theo mức độ rủi ro, cơ sở để xác định tỷ lệ phí BHTG là kết quả đánh giá, phân loại tổ chức tham gia BHTG theo mức độ tín nhiệm. Tổ chức nào hoạt động với mức độ rủi ro cao hơn sẽ phải chịu tỷ lệ phí BHTG cao. Ngược lại, tổ chức nào hoạt động tốt, rủi ro thấp sẽ được áp dụng tỷ lệ phí BHTG thấp.
Nhằm đảm bảo tính linh hoạt khi áp dụng phí BHTG, Luật BHTG năm 2012 không quy định một mức phí hay một khung phí cụ thể như trước mà giao thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí BHTG theo đề nghị của NHNNVN. Căn cứ vào khung phí BHTG, NHNN quy định mức phí BHTG cụ thể
36
đối với tổ chức tham gia BHTG trên cở sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này37.
Phí bảo hiểm tiền gửi do tổ chức tham gia BHTG nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi định kỳ hàng quý chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp. Tổ chức tham gia BHTG vi phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm thì phải nộp đủ số phí và phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,05% số tiền nộp chậm. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch tốn vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia BHTG38.
Bên cạnh những bước tiến nêu trên thì quy định này cũng có những vấn đề cần được quan tâm như việc xác định mức phí phải họp trên cơ sở đánh giá, xếp hạng tín dụng của các tổ chức tham gia BHTG chưa có quy định cụ thể về cơ chế đánh giá và xếp loại rủi ro, về vai trò, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành đánh giá, xếp loại rủi ro39. Đây là điểm hạn chế của pháp luật BHTG hiện hành cần khắc phục nhanh chóng khi ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật BHTG vì nếu kết quả đánh giá khơng khách quan sẽ tạo tâm lý hoang mang và không đồng tình trong các TCTD, kéo theo khó khăn trong việc thu phí.
2.1.2.3. Quy định về hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi
Trong những vấn đề mà BHTG cần xem xét, cập nhật, hạn mức chi trả BHTG có lẽ là vấn đề đầu tiên được người gửi tiền quan tâm. Bởi đây là thước do khả năng tạo sự tín nhiệm của người gửi tiền vào hiệu quả của công cụ bảo vệ họ là BHTG. Do đó, đây cũng là một nội dung quan trọng đóng góp vào sự thành cơng của chính sách BHTG của một quốc gia.
Luật BHTG năm 2012 quy định “Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một
37 Xem Khoản 1, 2 Điều 20 Luật BHTG năm 2012
38 Xem Khoản 4 Điều 20, Điều 21 Luật BHTG năm 2012
39
Xếp hạng rủi ro tín dụng được hiểu là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng thơng qua hệ thống xếp hạng nhằm thể hiện khả năng trả nợ của đối tượng được cấp tín dụng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn. Mức độ tín dụng sẽ thay đổi theo từng đối tượng khách hàng và được xác định thơng qua q trình đánh giá dựa trên thơng tin tài chính (báo cáo tài chính) và phi tài chính (cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành) của khách hàng tại thời điểm xếp hạng tín dụng.
người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm”40
.
Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước mà việc áp dụng hạn mức sẽ không giống nhau, trong từng giai đoạn khác nhau. Hạn mức chi trả BHTG có thể là chi trả toàn bộ số tiền gửi cùng lãi (khơng có hạn mức tối đa tiền gửi được bảo hiểm); hoặc chi trả tới một giới hạn nhất định (có hạn mức tối đa số tiền gửi được bảo hiểm). Nếu số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm thấp hơn hoặc bằng giới hạn đó thì người gửi tiền sẽ được hoàn trả toàn bộ số tiền gửi của hộ (bao gồm cả tiền lãi cộng dồn). Nếu số dư tiền gửi (tính cả lãi) lớn hơn hạn mức chi trả BHTG thì người gửi tiền chỉ nhận khoản tiền chi trả từ tổ chức BHTG bằng hạn mức chi trả BHTG. Thậm chí, tùy theo tình trạng của hệ thống TCTD, mức độ lòng tin của người gửi tiền vào sự an toàn của hệ thống các tổ chức nhận tiền gửi, hạn mức này có thể thay đổi theo thời gian.
Tại Việt Nam, từ khi ban hành văn bản pháp luật đầu tiên làm cơ sở cho sự ra đời và hoạt động của BHTGVN năm 2000, hạn mức chi trả BHTG của Việt Nam đã được xác định ở mức cụ thể là 30 triệu đồng41. Sau đó, hạn mức chi trả được thay đổi theo chiều hướng tăng lên mức tối đa là 50 triệu đồng cho mỗi người gửi tiền tại một tổ chức tham gia BHTG vào năm 2005. Trong trường hợp có tình huống phát sinh ngoài dự kiến gây ảnh hưởng sâu rộng đến sự ổn định của toàn hệ thống hay một hồn cảnh cụ thể nào đó, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quy định một hạn mức BHTG mới phù hợp với tình hình42.
Có thể thấy, việc quy định một khung cứng cho hạn mức chi trả BHTG là điều không hợp lý. Bởi hạn mức BHTG được xây dựng dựa trên tiêu chí chỉ số lạm phát và thu nhập bình quân đầu người (GDP) của mỗi quốc gia vì hai chỉ số này phản ánh được khả năng tài chính của người dân và số lượng tiền nhàn rỗi trong dân chúng. Yêu cầu của hạn mức BHTG là làm sao cho với số tiền chi trả bảo hiểm tối đa đó bảo vệ được phần lớn người gửi tiền, đồng thời tạo nên rủi ro đạo đức, sự
40 Xem Khoản 1 Điều 24 Luật BHTG năm 2012
41 Xem Điều 4 Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ.
42
trơng chờ từ phía TCTD cũng như người gửi tiền. Chính vì bản chất của BHTG là như thế, nên nó có tính khơng ổn định như sự khơng ổn định của chỉ số lạm phát và thu nhập bình quân trên đầu người mỗi năm của từng quốc gia. Đồng nghĩa với việc hạn mức BHTG phải thường xuyên thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.
Kế thừa quy định tiến bộ của pháp luật BHTG trước đây là áp dụng cơ chế bảo hiểm có hạn mức để giảm thiểu rủi ro đạo đức, Luật BHTG năm 2012 cũng khắc phục được hạn chế còn tồn tại với quy định “Thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ”. Quy định này sẽ tạo được sự linh hoạt cũng như tính ổn định của Luật. Tuy nhiên, hạn mức chi trả BHTG là bao nhiêu thì Luật lại hồn tồn khơng được đề cập đến. Như vậy, trường hợp thời điểm hiện tại, khi mà Luật BHTG 2012 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, nếu có tổ chức tham gia BHTG mất khả năng thanh tốn thì người gửi tiền sẽ nhận được hạn mức chi trả là bao nhiêu là vấn đề chưa được xác định43
.