Các giải pháp hỗ trợ cho việc hoàn thiện pháp luật về BHTG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ góc độ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng (Trang 76 - 86)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền

2.2.4. Các giải pháp hỗ trợ cho việc hoàn thiện pháp luật về BHTG

Để nâng cao hiệu quả hoạt động trong BHTGVN, bên cạnh những đề xuất hoàn thiện các quy định cụ thể nêu trên, cịn có một số giải pháp cần quan tâm giải quyết:

Thứ nhất, cần có những biện pháp giúp tăng cường năng lực tài chính, đặc biệt là tăng vốn điều lệ cho BHTGVN tương xứng với quy mô hoạt động và mức độ rủi ro của hệ thống ngân hàng, trên cơ sở đó nâng cao khả năng chi trả tiền bảo hiểm và khả năng hỗ trợ của BHTGVN để giúp các tổ chức tham gia bảo hiểm xử lý

những khó khăn tài chính trước khi lâm vào tình trạng phá sản, đồng thời mở rộng đối tượng được bảo hiểm và loại tiền được bảo hiểm.

Thứ hai, BHTGVN cần phối hợp chặt chẽ với NHNNVN trong việc giám sát các tổ chức tham gia BHTG, cung cấp kịp thời cho NHNNVN về những dấu hiệu mất an toàn hoạt động và hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức tham gia BHTG để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Thứ ba, tăng cường các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về các chính sách BHTG và hoạt động của BHTGVN. Nhận thức của công chúng về BHTG có một vai trị rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hành vi của công chúng trong giao dịch ngân hàng. Điều đó được chứng minh rỏ nét là nếu một ngân hàng gặp sự cố có thể dẫn đến hành động người dân đến rút tiền hàng loạt. Với hành động như vậy có thể gây ra những hậu quả khó lường thầm chí dẫn đến phá sản ngân hàng.

Có thể dễ dàng nhận thẩy rằng, một khi khách hàng hiểu và nhận thức được một cách đầy đủ, sâu sắc vai trò của BHTGVN là người ln ln đứng ra bảo vệ lợi ích hợp pháp cho họ khi các TCTD hoạt động kém bị phá sản thì lịng tin của dân chúng đối với các TCTD sẽ được nâng lên đáng kể. Chính vì vậy, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người gửi tiền vừa là chức năng, vừa là nhiệm vụ chủ yếu của BHTGVN. Để thực hiện một cách có hiệu quả nhiệm vụ quan trọng đó, hoạt động kiểm tra, giám sát sự an toàn trong hoạt động của các TCTD với tư cách là “người bạn đồng hành”, là “vệ sĩ” cần được xem như là những hoạt động có tầm quan trọng hàng đầu.

Vì thế, định hướng phát triển cũng như vai trò, nhiệm vụ của BHTGVN cần được truyền tải đẩy đủ. Việc tuyên truyền ở đây được thực hiện bởi cả tổ chức tham gia BHTG và tổ chức BHTGVN có trách nhiệm thơng tin tới công chúng, thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng như phát thanh, báo chí, truyền hình, internet, tổ chức tham gia BHTG phải niêm yết chứng nhận BHTG tại trụ sở và các quầy giao dịch nhận tiền gửi, khi khách hàng đến gửi tiền và rút tiền tại các tổ chức nhận tiền gửi có thể thấy ngay chứng nhận BHTG được niêm yết một cách công khai tại

nơi dễ quan sát và nội dung của việc BHTG được đặt ngay tại quầy giao dịch để chứng minh tổ chức này đã tham gia BHTG và người gửi tiền yên tâm là khoản tiền gửi của mình đã được bảo hiểm tại đây, đóng dấu “tiền gửi đã được bảo hiểm” trên các công cụ huy động tiền gửi và nội dung tiền gửi được bảo hiểm theo quy định hoặc ngược lại nhằm giúp khách hàng xác định được một cách chính xác nhất loại tiền gửi của mình có được bảo hiểm hay khơng. Bên cạnh đó, việc tun truyền cịn có thể được thực hiện bằng cách khác như khách hàng có thể truy cập website của DIV (www.div.gov.vn) để biết rỏ các thông tin về tổ chức tham gia BHTG, phát tờ bướm cho các khách hàng tại địa điểm giao dịch. Mọi người dân, đặc biệt là người gửi tiền cần phải đầy đủ thông tin, trên cơ sở đó họ giám sát, đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong trường hợp thực hiện khơng đúng, người dân có quyền khiếu nại, tố cáo.

Thứ tư, tăng cường phát triển bộ máy và nguồn nhân lực. Chất lượng hoạt động của hệ thống BHTG phụ thuộc phần lớn vào năng lực và trình độ chun mơn của đội ngũ nhân viên và cán bộ của tổ chức BHTGVN. Vì vậy, chiến lược con người cần được chú trọng nhằm hướng tới thực hiện chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi về chun mơn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là đào tạo các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ quản lý. Chính họ là những người có năng lực để có thể xây dựng cách tính phí phù hợp, xây dựng tỷ lệ bồi hồn thích hợp, giám sát, đánh giá chất lượng hoạt động của các TCTD, thực hiện đúng các biện pháp hỗ trợ cần thiết, kịp thời hỗ trợ các TCTD gặp khó khăn tạm thời,… nhằm phát huy tính tích cực, hiệu quả của BHTG và hạn chế mặt tiêu cực để tổ chức này thực sự là tổ chức hỗ trợ an toàn cho các tổ chức tham gia BHTG, củng cố và duy trì lịng tin của người gửi tiền. Điều này khơng những có ý nghĩa lớn đối với hoạt động của BHTGVN mà cịn có ý nghĩa lớn đối với hoạt động ngân hàng,

Cuối cùng, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tranh thủ trợ giúp kỹ thuật nhằm hiện đại hóa các hoạt động BHTG theo các thơng lệ, chuẩn mực quốc tế và phát triển nguồn nhân lực của BHTGVN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật của Luật BHTG năm 2012 và các văn bản hướng dẫn có liên quan, tác giả đã tiến hành đối chiếu, so sánh với những quy định trước đây của pháp luật Việt Nam về BHTG, so sánh với quy định của một số quốc gia trên thế giới nhằm tìm ra những tồn tại, hạn chế của Luật BHTG năm 2012. Ở đây, tác giả chỉ xin đưa ra những vấn đề cốt lõi trong quy định của Luật mà tác giả quan tâm cũng như có cơ hội nghiên cứu. Đây là sự tổng hợp từ nhiều nguồn tri thức, nhiều cơng trình nghiên cứu, đồng thời cũng đưa ra những ý kiến mang tính chủ quan của tác giả nhằm mục đích góp phần xây dựng và hồn thiện pháp luật về BHTG ở Việt Nam.

Với những thực trạng pháp luật về BHTG được nêu thì việc tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam là việc làm cần thiết nhằm chống các rủi ro trong hoạt động tín dụng, góp phần bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích của người gửi tiền. Bên cạnh đó, những giải pháp mà bản thân tác giả đề xuất hi vọng góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật BHTG ở Việt Nam, giúp hệ thống pháp luật ngày càng đồng bộ, thống nhất hơn, tạo mơi trường an tồn, lành mạnh đối với thị trường tài chính, tạo sự ổn định cho hoạt động của các TCTD, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Đối với người gửi tiền, việc đảm bảo an toàn cho khoản tiền gửi của họ tại các tổ chức nhận tiền gửi là cơ sở, niềm tin để họ an tâm khi quyết định gửi tiền của mình vào một tổ chức mà họ cảm thấy hài lòng. Các tổ chức nhận tiền gửi cũng vậy, họ luôn cố gắng bằng mọi cách, phương án để huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi đề đầu tư, phát triển và đương nhiên, phía sau những phương án để thu hút, hấp dẫn người gửi tiền là những rủi ro khó có thể lường trước được. Vì vậy, cần thiết phải có một cơ chế để bảo vệ những người gửi tiền khi nơi mà họ đã tin tưởng, thực hiện các giao dịch gửi tiền gặp các rủi ro, mất khả năng thanh toán.

Trên thế giới, tuy mỗi quốc gia có mỗi cách thức bảo vệ người gửi tiền khác nhau nhưng đều hướng tới những mục tiêu là đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền khi các tổ chức tín dụng bị phá sản, mất khả năng thanh tốn. Bảo hiểm tiền gửi là hình thức chủ yếu mà các quốc gia trên thế giới đang áp dụng theo nhiều hình thức khác nhau, tùy theo sự phát triển của từng quốc gia mà họ sẽ chọn hình thức cụ thể, phù hợp với quốc gia của mình và triển khai thực hiện một cách có hiệu quả nhất.

Tại Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi là một lĩnh vực còn tương đối mới mẽ, do đó, tất yếu cịn xuất hiện những bất cập, hạn chế về pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam. Đây có thể được xem là một lĩnh vực rất đáng để nghiên cứu và cần tiếp tục được hoàn thiện về nhiều mặt, kể cả nghiệp vụ cũng như khung pháp lý điều chỉnh nó.

Ở luận văn này, tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu được dựa trên cơ sở tổng hợp, phân tích, so sánh và tiếp thu những tri thức khoa học của rất nhiều nhà nghiên cứu, cũng như kinh nghiệm của các hệ thống bảo hiểm tiền gửi trên thế giới và tài liệu hướng dẫn của Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI).

Luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến BHTG, pháp luật về BHTG tại Việt Nam hiện nay với mục tiêu chủ yếu ở góc độ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền để làm cơ sở phân tích thực trạng của pháp luật về

BHTG ở Việt Nam cũng như đóng góp những ý kiến chủ quan của tác giả với hi vọng đóng góp cho sự hoàn thiện của pháp luật về BHTG tại Việt Nam, tạo ra một cơ chế cân bằng cho cả người gửi tiền lẫn các TCTD trong các quan hệ giao dịch gửi tiền. Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng những quy định của pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, chỉ ra những điểm tích cực cũng như những mặt cịn hạn chế, bất cập của khung pháp lý về BHTG tại Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền từ khi Luật BHTG được hình thành đến hiện tại. Hy vọng với những gì tác giả đã trình bày trong luận văn sẽ là một nguồn tư liệu phục vụ đối với việc nghiên cứu cho các sinh viên và những người muốn nghiên cứu về lĩnh vực này, cũng như tạo cơ sở cho tác giả nghiên cứu chuyên sâu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Danh mục văn bản pháp luật

1. Luật phá sản số 21/2004/QH11 của Quốc hội ngày 15 tháng 6 năm 2004. 2. Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 11 năm 2005, sửa đổi, bổ sung tại Luật số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009.

3. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 của Quốc hội ngày 22 tháng 6 năm 2015.

4. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội ngày 17 thang 6 năm 2010.

5. Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 của Quốc hội ngày 29 tháng 6 năm 2010.

6. Luật bảo vệ người tiêu dùng số 59/2010/QH12 của Quốc hội ngày 17 tháng 11 năm 2010.

7. Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2010/QH10 của Quốc hội ngày 22 tháng 11 năm 2000, được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 61/2010/QH12 của Quốc hội ngày 15 tháng 6 năm 2010.

8. Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012 số 06/2012/QH13 của Quốc hội ngày 18 tháng 6 năm 2012.

9. Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 của Quốc hội ngày 20 tháng 11 năm 2012.

10. Nghị định số 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 9 năm 1999 về bảo hiểm tiền gửi.

11. Nghị định số 202/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 12 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

12. Nghị định số 109/2005/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 24 tháng 8 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999.

13. Nghị định số 114/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 11 năm 2008 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản năm 2004 đối với doanh nghiệp hợp đồng kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác;

14. Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09 tháng 01 năm 1999 về việc thành lập bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

15. Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 6 năm 2000, về việc phê duyệt điều lệ và tổ chức hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

16. Quyết định số 145/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 19 tháng 12 năm 2000, về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

17. Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 5 năm 2006, về việc phê duyệt kế hoạch phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

18. Quyết định số 185/2006/QĐ-BHTG của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ngày 02 tháng 8 năm 2006, về cấp và thu hồi chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, nội dung của việc bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

19. Quyết định số 13/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 18 tháng 01 năm 2008 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

20. Quyết định số 62/2008/QĐ-BTC ngày 01 tháng 8 năm 2008 của Bộ Tài chính, về hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

21. Thông tư số 03/2000/TT-NHNN ngày 16 tháng 3 năm 2000 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999.

22. Thông tư số 27/2001/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2001 của Bộ Tài chính, về hướng dẫn chế độ tài chính của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

23. Thông tư số 62/2008/TT-BTC ngày 08 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

24. Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ, hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

25. Thông tư số 07/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 14 tháng 3 năm 2013 quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

26. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.

II. Danh mục sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác.

27. Thuyết minh chi tiết dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

28. Dự thảo Tờ trình Chính phủ về Luật bảo hiểm tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

29. Dự thảo Báo cáo thổng kết thực hiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi giai đoạn 1999 – 2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

30. Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động Luật bảo hiểm tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

31. Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả của Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế.

32. Đặng Duy Cường (2007), cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi và các vấn để thực tiễn tại Việt Nam, thông tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, (số 4).

33. Nguyễn Thị Diệu Linh (2009), Bảo hiểm tiền gửi – quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, luận văn thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

34. Nguyễn Chí Đức (2010), Xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng thương mại Việt Nam, tạp chí ngân hàng, (số 19).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ góc độ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)