Ảnh hưởng của lysine trong khẩu phần đến tốc độ sinh trưởng của gà ta

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng lysine, probiotics trong thức ăn hỗn hợp đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt gà ta nuôi thương phẩm (Trang 47 - 53)

L ỜI CẢM ƠN

3.2 Ảnh hưởng của lysine trong khẩu phần đến tốc độ sinh trưởng của gà ta

TRƯỞNG CỦA GÀ TA NUÔI THỊT

Tăng trọng tuyệt đối biểu hiện sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong một

khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát. Trên cơ sở theo dõi qua các tuần tuổi tôi nghiên cứu ảnh hưởng của lysine trong khẩu phần đến sinh trưởng của gà ta nuôi thịt, kết quả được trình bày ở bảng 3.2 và hình 3.2

Sinh trưởng trung bình

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 4 - 8 8 - 12 12 - 16

Giai đoạn nuôi (tuần)

T c đ s in h t n g ( g /c o n /n g à y ) Lô ĐC I Lô ĐC II Lô I Lô II Lô III

Hình 3.2: Tốc độ sinh trưởng của gà ta qua các giai đoạn TNI

Từ bảng 3.2 xét gà giai đoạn 4 ÷ 8 tuần tuổi ở lô 1 được ăn khẩu phần có mức

lysine bổ sung cao hơn so với lô 2 và lô 3 cho tốc độ sinh trưởng cao nhất, lô ĐCI cho

tốc độ sinh trưởng thấp nhất. Cụ thể lô 1 (9.21 g/con/ngày), lô 2 (8.82 g/con/ngày), lô

3 (8,72 g/con/ngày) và lô ĐCI (8.41 g/con/ngày). Giai đoạn 4-8 tuần tuổi gà còn non nhu cầu axit amin cao và nhu cầu lysine cao do vậy mức bổ sung lysine 1,2% cho tốc độ sinh trưởng cao nhất.

Từ bảng 3.2 gà lúc 4 ÷ 8 tuần tuổi cho thấy giữa lô 1 cho tốc độ sinh trưởng tốt

nhất và lô ĐCI cho tốc độ sinh trưởng thấp nhất chênh lệch về tốc độ sinh trưởng giữa 2

lô là (0,8 g/con/ngày) có sự khác biệt rõ rệt giữa lô1 và ĐCI (P < 0,05). Sự chênh lệch

(P > 0,05). Do vậy tôi chọn mức lysine bổ sung cho giai đoạn gà 4 ÷ 8 tuần tuổi là 1,2%.

Từ hình 3.2 xét gà giai đoạn 8÷ 12 tuần tuổi ta thấy tốc độ sinh trưởng ở giai đoạn 8 ÷ 12 tuần tuổi là cao nhất. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối ở 8 ÷ 12 tuần tuổi cao

nhất ở lô 2 (20,47 g/con/ngày) đến lô 3 ( 20,43 g/con/ngày, lô 1 ( 19,9 g/con/ngày) và thấp nhất là lô ĐCI (19,63 g/con/ngày). Sự chênh lệch tốc độ sinh trưởng giữa lô 1, lô 2,

lô 3 không có ý nghĩa thống kê ( P > 0,05). Nhưng giữa lô 1, lô 2, lô 3 với lô ĐCI có ý

nghĩa thống kê ( P < 0,05). Ta thấy nhu cầu về lysine của gà trong giai đoạn này không giống ở giai đoạn 4 ÷ 8 tuần tuổi, đó là do nhu cầu axit amin của gà lớn thấp hơn ở gà con. Lô 2 cho tốc độ sinh trưởng cao nhất. Giữa lô 2 và lô ĐCI sự chênh lệch về tốc độ sinh trưởng là 0,84 g/con/ngày sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ( P < 0,05).

Từ bảng 3.2 xét gà giai đoạn 12÷ 16 tuần tuổi lô 2 cho tốc độ sinh trưởng cao

nhất (18.09 g/con/ngày). Sự chênh lệch tốc độ sinh trưởng giữa lô 1, lô 2, lô 3 không có

ý nghĩa thống kê ( P > 0,05). Giữa lô 2 và lô ĐCI sự chênh lệch về tốc độ sinh trưởng

là 1,82 g/con/ngày sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ( P < 0,05). Nhu cầu về lysine

của gà Ta giai đoạn này giống với giai đoạn 8 ÷ 12 tuần tuổi.

Trung bình toàn kỳ nuôi trong 3 lô bổ sung lysine thì lô 2 có sinh trưởng cao nhất

(15,79 g/con/ngày) cao hơn lô không bổ sung lysine ĐCI (14,77 g/con/ngày) chênh lệch

giữa lô 2 và lô ĐCI là: 1,02 g/con/ngày ( P < 0,05), nhưng lô 2 thấp hơn lô ĐCII (16,51 g/con/ngày) là: 0,72 g/con/ngày ( P < 0,05). Nguyên nhân có thể khẩu phần thức ăn của lô 2 kém hoàn hảo hơn thức ăn công nghiệp C911 và cũng có khả năng trong hỗn hợp

C911 có chất kích thích sinh trưởng.

Kết quả số liệu ở bảng 3.2 cho thấy: sinh trưởng tuyệt đối của cả 3 lô thí nghiệm và 2 lô đối chứng cho gà ăn thức ăn với tỷ lệ lysine khác nhau trong toàn kỳ nuôiđều

tuân theo quy luật chung về sinh trưởng của gia cầm. Sinh trưởng tuyệt của gà đều tăng

dần qua các giai đoạn nuôi, tăng nhanh nhất ở 8÷ 12 tuần tuổi. Cả 3 lô thí nghiệm và 2

lô đối chứng đều đạt sinh trưởng cao nhất ở giai đoạn 8÷ 12 tuần tuổi. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối trong toàn kỳ của gà thì lô ĐCII cho kết quả sinh trưởng cao nhất. Lô 2 cao hơn lô 3 và lô 1 nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).. Giữa lô 2 và lô ĐCI sự chênh lệch về sự sinh trưởng trong toàn kỳ nuôi là: 1,02g/con/ngày (P < 0,05).

Từ kết quả thí nghiệm ta thấy nhu cầu lysine của gia cầm thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng, khi ta cung thiếu so với nhu cầu sẽ không đủ cơ chất để tổng hợp axit amin cơ thể do vậy quá trình tổng hợp protein trong các mô và các hoạt chất sinh học

khác bị ngừng trệ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của vật nuôi, còn cung cấp dư so với nhu cầu thì sẽ được đào thải ra bên ngoài do đó làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi đồng thời chúng sẽ bi phân hủy tạo axit urit gây độc cho vật nuôi. Do vậy dựa vào kết quả thí nghiệm tôi chọn mức lysine thích hợp cho gà Ta giai đoạn 4 ÷ 8 tuần tuổi là 1.2% và ở giai đoạn 8÷ 16 tuần tuổi là 1%.

Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Việt và cộng sự (2000)

trên gà Tam Hoàng dòng 882 và gà Kabir đã kết luận mức lysine cho gà Tam Hoàng 0 ÷ 4, 5 ÷ 8, 9÷ 12 tuần tuổi tương ứng là 1,05; 0,9; 0,75%. Và tương tự cho gà Kabir là 1,05; 0.95; 0,85%. So với gà thịt cao sản Hybro 1,2% cho gà giai đoạn 0 ÷4 tuần tuổi

và 1,0% so với gà giai đoạn 5 ÷ 8 tuần tuổi ( Lã Văn Kính, 1995), thì hàm lượng lysine

trong khẩu phần vẫn cao hơn.

3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA LYSINE TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN HIỆU QUẢ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN CỦA GÀ TA NUÔI THỊT

Thức ăn vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu để duy trì sự sống, vừa là nguồn

nguyên liệu cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát triển tạo ra sản phẩm. Do đó,

việc xác định lượng thức ăn thu nhận là rất cần thiết đối với chăn nuôi nói chung và

chăn nuôi gà hướng thịt nói riêng. Nó không chỉ cho người chăn nuôi biết được tình trạng sức khỏe của đàn gà mà còn giúp họ tính toán được chi phí thức ăn cho một đơn

vị sản phẩm. Điều này rất có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất. Hơn nữa, lượng thức ăn

thu nhận còn phản ánh chất lượng thức ăn cũng như trình độ nuôi dưỡng chăm sóc đàn gà của người chăn nuôi. Theo Farrel, 1983 thì có 3 yếu tố ảnh hưởng chính đến lượng

thức ăn thu nhận và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gia cầm đó là: đặc điểm sinh lý, điều kiện môi trường và tính chất của khẩu phần thức ăn. Trong thí nghiệm này yếu tố ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả chuyển hóa thức ăn mà tôi quan tâm là tính chất của khẩu phần thức ăn. Kết quả được tôi trình bày ở bảng 3.3a, hình 3.3a

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 4 - 8 tuần 8 - 12 tuần 12 - 16 tuần

Giai đoạn nuôi (tuần)

T h c ă n t h u n h n ( g /c o n /n g à y ) DC1 DC2 Lot 1 Lot 2 Lot 3

Hình 3.3a : Thức ăn gà thu nhận trong các giai đoạn nuôi TNI

* Lượng thức ăn thu nhận (g/con/ngày)

Kết quả ở bảng 3.3a cho thấy tiêu thụ thức ăn/ngày của gà thí nghiệm ở 3 lô thí

nghiệm bổ sung lysine và 2 lô đối chứng đều tăng dần qua các giai đoạn tuổi. Tiêu thụ

thức ăn giai đoạn 4-8 tuần tuổi của lô1 là thấp nhất ( 25,16g/con/ngày) và lô ĐCI là

cao nhất ( 27,02 g/con/ngày), chênh lệch thức ăn giữa 2 lô này là 1,86 g/con/ngày sự

sai khác này có ý nghĩa thống kê ( P < 0,05).

Tuy nhiên, ở giai đoạn 8 ÷ 12 và 12 ÷ 16 tuần tuổi thì tiêu hao thức ăn lô 2 là thấp nhất (62,37 và 74,91g/con/ngày), còn lô ĐCI cao nhất (65,84 và 78,87 g/con/ngày), chênh lệch thức ăn giữa 2 lô ở giai đoạn 8 ÷ 12 là 3,47 g/con/ngày (P < 0,05), và giai đoạn 12 ÷ 16 tuần tuổi là 3,96 g/con/ngày (P < 0,05).

Ở 3 lô thí nghiệm bổ sung lysine khác nhau: Lô 1 mức 1.2%, lô 2 mức 1.0%, lô

3 mức 0.8% thì lô 2 thức ăn trung bình tiêu thụ toàn kỳ nuôi thấp nhất, cụ thể theo thứ

tự lô 1, lô 2, lô 3 là (54,77 ; 54,35 ; 54,79 g/con/ngày). Lô ĐCII thức ăn tiêu thụ thấp

Lượng thức ăn tiêu thụ/ngày giữa các lô thí nghiệm có bổ sung lysine có sự khác nhau. Điều này cho thấy khi bổ sung tỷ lệ lysine khác nhau liên quan đến tiêu thụ

thức ăn/ngày của gà. Việc bổ sung lysine vào trong thức ăn tạo một khẩu phần hoàn hảo hơn sẽ giảm tiêu thụ năng lượng từ đó giảm lượng thức ăn tiêu thụ điều này rất có

ý nghĩa trong chăn nuôi.

* Hiệu quả chuyển hóa thức ăn (kg TĂ/kgTT)

Hiệu quả chuyển hóa thức ăn là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu

quả kinh tế trong chăn nuôi. Theo Chambers và cộng sự (1984), hiệu quả sử dụng

thức ăn được định nghĩa là mức độ tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Gia

cầm chuyển hóa thức ăn càng tốt thì tiêu tốn (kgTĂ/kgTT) càng thấp.

Kết quả ở bảng 3.3b cho thấy hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà giảm dần khi

thời gian nuôi tăng lên. Nói cách khác tiêu tốn TĂ/kgTT tăng dần qua các tuần tuổi. Ở giai đoạn cuối từ 12 ÷ 16 tuần tuổi tiêu tốn TĂ/kgTT của gà rất cao từ 3,72 ÷ 4,85 kg TĂ/kgTT. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của gia cầm vì khi tốc độ sinh trưởng giảm sẽ làm giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn.

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 từ 4 - 8 t uần từ 8 - 12 t uần từ 12 - 16 t uần Tr ung bình G i a i đoạn n u ô i ( t uần ) Lô ĐC I Lô ĐC II Lô I Lô II Lô III

Giai đoạn từ 4 ÷8 tuần tuổi tiêu tốn TĂ/kgTT cao nhất ở nhóm gà được ăn khẩu

phần không được bổ sung lysine lô ĐCI (3,21kg TĂ/kgTT) và thấp nhất ở nhóm gà

được ăn khẩu phần có mức lysine cao lô 1(2,73kg TĂ/kgTT) chênh lệch giữa hai lô là 0,48 kg TĂ/kgTT (P < 0,05).

Giai đoạn từ 8 ÷12 tuần tuổi tiêu tốn TĂ/kgTT cao nhất ở nhóm gà được ăn

khẩu phần không được bổ sung lysine lô ĐCI (3,35kg TĂ/kgTT) và thấp nhất ở nhóm gà được ăn khẩu phần có mức lysine trung bình lô 2 (3,05 kg TĂ/kgTT) chênh lệch

giữa hai lô là 0,3 kg TĂ/kgTT (P < 0,05).

Giai đoạn từ 12 ÷16 tuần tuổi tiêu tốn TĂ/kgTT cao nhất ở nhóm gà được ăn

khẩu phần không được bổ sung lysine lô ĐCI (3,81 kg TĂ/kgTT) và thấp nhất ở nhóm gà được ăn khẩu phần có mức lysine trung bình lô 2 (3,37 kg TĂ/kgTT) chênh lệch

giữa hai lô là 0,44 kg TĂ/kgTT (P < 0,05).

Như vậy bổ sung lysine trong khẩu phần giúp gà hấp thụ thức ăn tốt hơn và ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển hoá thức ăn của gà. Tôi nhận thấy trong cả giai đoạn thí

nghiệm tiêu tốn thức ăn ở lô 2 là thấp nhất có mức lysine trong khẩu phần là 1%. Việc

bổ sung 1% lysine vào thức ăn đã giảm được 0,44 kg TĂ/ kg TT so với nhóm gà sử

dụng thức ăn không bổ sung lysine.

* Chi phí thức ăn (nghìn đồng/kg TT)

Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, chỉ tiêu quan trọng

nhất đối với người chăn nuôi là hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng rất

lớn bởi chi phí TĂ/kgTT. Chúng ta đều biết chi phí thức ăn chiếm tới 70% tổng chi phí cho chăn nuôi. Do vậy để đạt hiệu quả kinh tế cao thì ngoài chi phí chuồng trại, điện nước, vệ sinh thú y... nhà chăn nuôi cần giảm chi phí thức ăn đến mức thấp nhất. Kết

quả về tiêu tốn thức ăn được tôi trình bày ở bảng 3.3b.

Bảng 3.3b cho thấy chi phí thức ăn tăng dần theo tuổi của gà. Khi xét ảnh hưởng của các mức lysine trong khẩu phần đến chi phí thức ăn tôi thấy trong cả giai đoạn thí nghiệm chi phí thức ăn của lô không được bổ sung lysine tăng cao hơn các lô

trong khẩu phần được bổ sung lysine. Theo công thức tạo thức ăn của thí nghiệm để

tạo ra 1kg thức ăn cho nhóm gà lô 2 ăn mất chi phí là 10240 đồng/kgTĂ, cho nhóm gà

lô ĐCI ăn mất chi phí là 9290 đồng/ kgTĂ, cám tổng hợp mua trên thị trường cho nhóm gà lô ĐCII ăn là 12000 đồng/ kgTĂ.

Từ bảng 3.3b cho thấy chi phí thức ăn thấp nhất ở nhóm gà được ăn khẩu phần

có mức lysine 1% (lô 2) là 34508 đồng/kgTT và cao ở nhóm gà được ăn khẩu phần

không bổ sung lysine (lô ĐCI), cụ thể là 35673 đồng/kg TT. Nếu sử dụng khẩu phần

thức ăn của lô 2 chăn nuôi thì giảm được chi phí thức ăn so với sử dụng khẩu phần

thức ăn lô ĐCI là 1165 đồng/kg TT.

Chi phí thức ăn thức ăn cho nhóm gà lô (ĐCII) ăn cám tổng hợp bán trên thị là cao nhất 36480 đồng/ kg TT. Nếu sử dụng khẩu phần thức ăn của lô 2 chăn nuôi thì giảm được chi phí thức ăn so với sử dụng khẩu phần thức ăn là hỗn hợp cám C911 là

1972 đồng/kgTT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng lysine, probiotics trong thức ăn hỗn hợp đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt gà ta nuôi thương phẩm (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)