Định nghĩa probiotics

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng lysine, probiotics trong thức ăn hỗn hợp đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt gà ta nuôi thương phẩm (Trang 26 - 28)

L ỜI CẢM ƠN

1.3.2Định nghĩa probiotics

Thuật ngữ probiotcs được đưa đầu tiên bỡi Lilly và Stillwell (1965) để mô tả

những yếu tố kích thích sinh trưởng được sản sinh bỡi vi sinh vật. Từ “probiotics” được bắt nguồn từ Hy Lạp, có nghĩa tiếng Anh là “for life” nghĩa là “dành cho cuộc

sống”. Nó được dùng để mô tả các vi khuẩn "thân thiện" thường sống ở đường ruột và

có đóng góp vào sức khỏe tốt của vật chủ. Một trong những định nghĩa được đa số

các nhà khoa học nhất trí “Probiotics là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể

một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của vật chủ”. FAO/WHO, 2001.

1.3.3 Hệ vi sinh vật đường ruột và tác động của hệ vi sinh vật đến sức khỏe của vật nuôi

Bên cạnh sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, đường tiêu hóa còn đóng vai trò quan trọng như là cơ quan miễn dịch lớn nhất trong cơ thể. Do đó, nó là hệ thống bảo vệ và là hàng rào quan trọng chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhiễm. Thêm vào các cơ

chế bảo vệ nói chung, hệ thống miễn dịch, với các phản ứng đặc hiệu và không đặc

hiệu, giúp chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Khu hệ vi sinh vật đường ruột cũng được

coi là một trong các yếu tố chống lại các tác nhân gây bệnh [31].

Khi còn ở trong bào thai, đường tiêu hoá của vật nuôi ở trạng thái vô trùng,

nhưng chỉ vài giờ sau khi sinh các vi sinh vật đã bắt đầu cư trú và trở thành những “cư

dân” bình thường trong đường tiêu hoá. Theo thời gian, do tiếp xúc trực tiếp với môi trường, đặc biệt là qua thức ăn và nước uống, số lượng và tính đa dạng sinh học của

các vi sinh vật cộng sinh không ngừng tăng lên. Số lượng tế bào vi sinh vật cư trú trong đường tiêu hóa của vật nuôi có thể cao gấp mười lần số lượng tế bào ban đầu trong cơ thể khi chúng mới sinh ra [27].

Số lượng loài có thể lên tới từ 400-500 [40]. Tuy nhiên, mật độ vi sinh vật ở các phân đoạn khác nhau của đường tiêu hóa (dạ dày; tá tràng; ruột non và ruột già) ở loài động vật dạ dày đơn rất khác nhau (khoảng 101-103; 101-104; 105-108 và 109-1012 cfu/ml chất chứa tương ứng) [31].

Sức khỏe của vật nuôi phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: trạng thái sinh lý của vật

chủ, khẩu phần thức ăn và hệ vi sinh vật. Các yếu tố này chịu tác động của môi trường,

đường tiêu hóa đóng vai trò trung tâm, chỉ một biến động bất lợi của một trong hai yếu

tố còn lại cũng ảnh hưởng xấu tới hệ vi sinh vật [24].

Sự cộng sinh của các loài vi sinh vật trong đường tiêu hoá của vật nuôi (chủ

yếu là trong ruột) tạo nên một hệ sinh thái mở và mối cân bằng của quần thể vi sinh vật được xác lập chỉ một thời gian rất ngắn sau khi sinh [31].

Có nhiều quan điểm khác nhau về mối tương quan cân bằng của hệ vi sinh vật

ruột. Theo Jans(2005), để đánh giá trạng thái cân bằng, các vi sinh vật ruột được chia

thành 3 nhóm (1) nhóm chủ yếu (main flora) gồm các loài vi khuẩn kị khí

(Clostridium; Lactobacillus; Bifidobacteria; Bacteroides, Eubacteria); (2) nhóm vệ

tinh (Satellite flora), gồm chủ yếu là EnterococcusE. coli, và (3) nhóm còn lại

(Residual flora) gồm các vi sinh vật có hại như Proteus, Staphylococcus và Pseudomonas… Một quần thể vi sinh vật được coi là cân bằng khi tỷ lệ của các nhóm dao động trong khoảng 90; 1,0 và 0,01% tương ứng. Trạng thái mà các nhóm này hình thành một tỷ lệ 90:1:0,01 được gọi là trạng thái “eubiosis” (tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự chung sống có lợi giữa các vi khuẩn với nhau và với vật chủ). Ở trạng thái

“eubiosis”, vật chủ cung cấp các điều kiện sống lý tưởng như nhiệt độ ổn định, pH trung tính, dinh dưỡng và sự đào thải các chất chuyển hóa. Đổi lại, hệ vi sinh vật sẽ

mang lại lợi ích cho vật chủ thông qua tăng cường tiêu hóa các chất dinh dưỡng, giải độc, tổng hợp các vitamin nhóm B và vitamin K, loại trừ các vi sinh vật có hại, tăng cường đáp ứng miễn dịch của vật chủ. Sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa bị tác động bởi một số nhân tố vô sinh và hữu sinh như: sinh lý vật chủ, khẩu phần

thức ăn và cơ cấu nội tại của bản thân hệ vi sinh vật. Thức ăn là nền dinh dưỡng cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bản của vi sinh vật, bởi vậy sự thay đổi thành phần khẩu phần, thức ăn không đảm bảo

vệ sinh, phương pháp cho ăn không hợp lý... đều làm tổn hại đến trạng thái cân bằng

hệ vi sinh vật ruột. Tương tự như vậy, các chất bài tiết của hệ tiêu hóa (dịch mật, các

enzym, chất đệm và chất nhầy...) cũng như kiểu và tần số nhu động ruột cũng tác động

trực tiếp đến hệ vi sinh vật. Kiểu và tần số nhu động ruột bị tác động rất lớn bởi các stress (sinh đẻ, cai sữa, dồn chuồng, vận chuyển...). Khi quan hệ cân bằng của hệ vi

sinh vật ruột bị phá vỡ sẽ tạo nên trạng thái “dysbiosis” (trạng thái “chung sống có

hại”). Biểu hiện của trạng thái “dysbiosis” ở vật chủ thường là thể tạng kém, sinh trưởng chậm và mắc các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, viêm ruột hoại tử... Để

được áp dụng là bổ sung vào khẩu phần thức ăn một số loại kháng sinh liều thấp như

những chất kích thích sinh trưởng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi một cách không có kiểm soát đã và đang gây ra những hậu quả đáng lo ngại

về vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là gây nên tình trạng kháng thuốc ngày càng

gia tăng của các vi khuẩn gây bệnh trên người và vật nuôi. Khối liên minh châu Âu

(EU) đã cấm sử dụng kháng sinh để bổ sung vào thức ăn như chất kích thích sinh trưởng từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Việc cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi cũng đặt ra những thách thức lớn về kỹ thuật, đặc biệt đối với chăn nuôi gia

súc, gia cầm non hoặc trong điều kiện vệ sinh kém và vật nuôi chịu nhiều stress. Để vượt qua những thách thức đó, đã có rất nhiều những nghiên cứu nhằm tìm ra tác nhân

để thay thế kháng sinh nhưng an toàn với vật nuôi. Một trong những tác nhân tìm ra đó

là probiotics.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng lysine, probiotics trong thức ăn hỗn hợp đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt gà ta nuôi thương phẩm (Trang 26 - 28)