Yêu cầu an toàn đối với các chủng vi sinh vật probiotic

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng lysine, probiotics trong thức ăn hỗn hợp đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt gà ta nuôi thương phẩm (Trang 32)

L ỜI CẢM ƠN

1.3.5.3. Yêu cầu an toàn đối với các chủng vi sinh vật probiotic

Việc nghiên cứu, phát triển chế phẩm probiotic và sử dụng trong chăn nuôi bắt đầu từ khâu nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ, sử dụng trên đàn gia súc, gia cầm. Như

vậy các chủng vi sinh vật đã qua nhiều khâu tiếp xúc với con người, môi trường trước khi vào cơ thể động vật. Điều này cho thấy là yêu cầu an toàn đối với chủng vi sinh vật

là vấn đề quan trọng nhất đối với vật nuôi, con người và môi trường. Đối với động vật

cần có thời gian thử nghiệm từ 1-3 tháng, kiểm tra các chỉ tiêu tăng trọng, phản ứng cơ

thể, theo dõi các bệnh tiêu hoá, bệnh nhiếm khuẩn và các phản ứng phụ. Ngoài ra cần

có những thông số phân tích sinh hoá về máu và đánh giá chỉ số coliform trong phân. Đối với con người không cần thiết phải thử nghiệm như trên động vật nhưng cần chú ý

các phản ứng phụ như dị ứng với da, mũi, mắt .Với môi trường cần đảm bảo là vi sinh vật không có hại đối với con người và động vật, không mang gen lạ. Nói chung các

chủng vi sinh vật probiotic có nguồn gốc tự nhiên (từ hệ vi sinh vật đường ruột vật

nuôi) là các chủng được khuyến cáo sử dụng. Tổ chức FAO (2002) đưa ra hướng dẫn

với việc tuyển chọn các chủng probiotic, ngoài các đặc tính probiotic và đảm bảo an

toàn thì các chủng này phải được cụ thể hoá các thông tin về nguồn gốc chủng, tên phân loại đến chi và loài. Đối với vấn đề an toàn probiotic, cộng đồng Châu Âu đã lập

một Uỷ ban khoa học về dinh dưỡng động vật (Scan: scientific committee for animal

nutrition) đưa ra những quy định đánh giá an toàn đối với sản phẩm và những khuyến

cáo cho vấn đề này qua các điều luật và kỹ thuật online ([38].

Tổ chức FAO (2002) khuyến cáo các chủng probiotic không những cần được

phân loại chính xác mà còn phải được cung cấp và lưu giữ tại các bảo tàng vi sinh vật đạt tiêu chuẩn quốc tế. Quy trình sản xuất phải theo tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng lysine, probiotics trong thức ăn hỗn hợp đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt gà ta nuôi thương phẩm (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)