L ỜI CẢM ƠN
1.3.4 Cơ chế tác dụng của probiotics
Theo tài liệu của Han poong industry co., Ltd (2002), Fullet (1992), Fullet (1989), Saarela và ctv (2000), Lã Văn Kính (1998), cơ chế tác dụng của probiotics như sau:
- Duy trì hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột bằng cách loại trừ cạnh tranh và bằng hoạt động đối kháng.
Cạnh tranh bao gồm: cạnh tranh về vị trí bám dính trên nhunh mao ruột, cạnh
tranh chất dinh dưỡng, cạnh tranh về khối lượng các chất sinh ra bỡi vi sinh vật. Nhiều
nghiên cứu chứng minh probiotics ức chế sự bám dính của vi sinh vật gây bệnh như E.
coli, Salmonella typhimurium (Bernet và ctv, 1994; Saxelin, 1997; Johansson và ctv, 1993; Tuomola và cộng sự, 1999). Việc ức chế khả năng bám dính của vi sinh vật gây
bệnh sẽ ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của chúng, từ đó probiotics được coi là giải pháp phòng ngừa bệnh đường ruột.
Hoạt động đối kháng của vi khuẩn lactic chống lại vi sinh vật gây bệnh là do chúng sản xuất các chất như bacteriocin, axit hữu cơ, hydroperoxyd, lactocidin …
Lactocidin có phổ kháng khuẩn rất rộng, còn các axit acetic và lactic thì làm giảm pH
ruột, ức chế sự phát triển của nhiều vi sinh vật gây bệnh Gram (-). Thí dụ
Lactobacillus acidophilus sản xuất các chất kháng khuẩn lactacin B và acidocin.
Lactacin B đã được chứng minh là gây ức chế các loại Lactobacillus khác còn acidocin
- Tăng thức ăn vào và khả năng tiêu hóa: probiotics kích thích tính thèm ăn, làm tăng tích lũy mỡ, nitrogen,Ca, P, Cu, Mn (Nahashon và ctv, 1992 – 1996 trích dẫn Lã
Văn Kính.1998), tiết các enzyme tiêu hóa như α- amylase, cellulase, lipase, protease - Làm giảm hoạt tính urease trong ruột non, ngăn chặn tổng hợp những axit amin độc, giảm nồng độ NH3 trong phân gia súc, gia cầm do đó ảnh hưởng có lợi đối
với môi trường.
- Tổng hợp vitamin nhóm B : B1, B2, B6, B12.
- Trung hòa và khử độc yếu tố trong đường ruột. Theo Rani và Khetarpaul (1998), ảnh hưởng có lợi của probiotics trong thức ăn là sự sản xuất các chất kháng
khuẩn có tác dụng trung hòa độc tố gây bệnh tiêu chảy của vi khuẩn E.coli.
- Kích thích hệ thống miễn dịch: Yếu tố được xác định có vai trò kích thích hệ
thống miễn dịch là thành phần của vách tế bào vi khuẩn. Sự phân hủy peptidoglycan
tạo ra chất muramyl peptid tác dụng kích thích hoạt động của đại thực bào. Khả năng
bám dính vào niêm mạc ruột của probiotics tạo nên sự tương tác giúp probiotics tiếp
xúc với hệ thống lympho đường ruột và hệ thống miễn dịch, nhờ đó thúc đẩy hiệu quả
miễn dịch và tạo nên sự ổn định của hàng rào bảo vệ ruột.
Probiotics được coi là sản phẩm đầy hứa hẹn cho việc phòng ngừa và điều trị
bệnh đường ruột nhờ khả năng ổn hệ vi sinh vật đường ruột, ổn định sự tiết nhầy đường ruột, là hàng rào bảo vệ cơ học chống sự phá hoại của vi sinh vật có hại đối với
biểu mô ruột.