L ỜI CẢM ƠN
1.4.1.2 Nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng của probiotics
Phạm văn Toản và cộng sự (1996) đã bước đầu sản xuất chế phẩm gồm hai
nhóm vi sinh vật là vi khuẩn phân giải cellulose C1, C2, C3 và vi khuẩn lên men lactic L1, L2 dùng thử nghiệm trên chim cút. Hiêu quả của chế phẩm được đánh giá theo các
chỉ tiêu: mật độ vi sinh vật (VSV) trong đường tiêu hóa chim cút, tăng trọng, sức đẻ
trứng, hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn. Kết quả đạt được như sau: Mật độ VSV tăng nhiều lần (10 – 20 lần) ở diều, dạ dày và manh tràng, tăng trọng cao hơn
8g/con, tỉ lệ đẻ tăng 14%, hiệu quả tiêu hóa chất sơ tăng 4% và hiệu quả tái hấp thụ
NH3 tăng 0,73%, giảm giá thành sản xuất một quả trứng từ 119 đồng xuống 80 đồng. Nguyễn Duy Hoan và Trần Thị Kim Oanh (2001) nghiên cứu sử dụng chế
phẩm EM trong chăn nuôi gà thả vườn đã ghi nhận kết quả: Tăng trọng cao hơn lô đối
chứng 8,04% (P < 0,01), tiêu tốn thức ăn giảm 7,17%, tỉ lệ xẻ thịt tăng 0,75% và giảm được mùi hôi trong chuồng nuôi.
Tạ Thị Vịnh và cộng sự sử dụng chế phẩm VITOM1.1 và VITOM.3 của Nga
tăng 6%, tỉ lệ tiêu chảy phân trắng giảm 11%, tỉ lệ khỏi bệnh đạt 100% và không có tái
phát, (VITOM.3), tăng trọng trên gà tăng 11,8%, tỉ lệ khỏi bệnh đạt 99% (VITOM1.1
và VITOM.3).
Nguyễn Thị Đào (2002) và Nguyễn Khắc Quốc Quân (2002) so sánh ảnh hưởng
của chế phẩm EM và kháng sinh trên gà ác và gà thịt Arbor Acres (AA), cho thấy: Gà ác dùng chế phẩm EM có trọng lượng lúc 28 ngày tuổi cao hơn 6%, tiết kiệm thức ăn 7,15% và đem lại lợi nhuận cao hơn gà ác dùng kháng sinh. Gà AA dùng chế phẩm
EM cải thiện tăng trọng 2,05%, giảm tiêu tốn thức ăn 2,67%, giảm tỉ lệ hao hụt 1,2%
so với gà dùng kháng sinh, sử dụng EM đã làm giảm hàm lượng khí độc trong chuồng
nuôi có tác dụng bảo vệ môi trường.