L ỜI CẢM ƠN
1.4.1.1 Nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng của lysine
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi gà thịt công nghiệp của nước ta
phát triển rất mạnh mẽ và có một số công nghiên cứu nhu cầu về axit amin cho gà thịt
công nghiệp như:
Lã Văn Kính (1995), đã xác định tỷ lệ tối ưu các axit amin trong thức ăn cho gà broliler 0 – 4 tuần tuổi là 1,2 % lysine, 0,54% methionine, 1,0% methionine + cystine 0,85% threonine 0,25% tryptophan, và cho gà 5 – 8 tuần tuổi là 1,0% lysine, 0,42% methionine, 0,87% methionine + cystine, 0,75% threonine, 0,22% tryptophan.
Theo Bùi Thị Oanh và ctv (1996), mức lysine cho gà thịt (Ross 208 và BE 88)
Ở nước ta mới chỉ có một vài công trình nghiên cứu về xác định mức protein và axit amin thích hợp trong khẩu phần cho các giống gà cải tiến lông màu.
Dương Thanh Liêm và cộng tác viên (1999), xác định ảnh hưởng của các mức protein khác nhau đến sự sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của các giống gà thả vườn đã kết luận mức protein thích hợp cho gà con giai đoạn úm 0 – 4 tuần là 20%; gà giò 5 – 12 tuần tuổi là 18%; gà giò vỗ béo sau 12 tuần đến xuất thịt là 16%.
Trần Quốc Việt và ctv (2000), nghiên cứu trên gà Tam Hoàng dòng 882 và
Kabir đã kết luận mức protein và axit amin cho gà Tam Hoàng 0 – 4, 5 – 8, 9 – 12 tuần
tuổi tương ứng 19, 18, 17 % protein thô và 1,05, 0,95, 0,85% lysine, các axit amin
khác như methionine + cystine, threonine được tính theo phần trăm so với lysine như sau: 74,78, 82%; 66, 68, 70% cho các giai đoạn 0-4, 5-8, 9-12 tuần tuổi.
Hồ Lam Sơn và ctv (2000), nghiên cứu sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gà Kabir
thương phẩm, đã đưa ra mức protein, lysine, methionine + cystine tương ứng là: 20,0
1,0, 0,83% cho giai đoạn 1 – 30 ngày tuổi và 18,0, 0,95, 0,83% cho gà 30 ngày tuổi đến xuất chuồng.