Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tỷ lệ bị bệnh tại khu vực
4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỉ lệ bị bệnh
Mật độ trồng là đại lượng Biểu thị số cây trồng trên một đơn vị diện tích, là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến độ thon, chất lượng, sản lượng, thời điểm khép tán và hình thành khí hậu sinh thái của rừng. Mật độ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến nấm gây bệnh, vì nó ảnh hưởng đến chế độ ẩm nhiệt, thành phần sinh vật, các quá trình tuần hồn vật chất và chế độ ánh sáng dưới tán rừng. Tại khu vực nghiên cứu, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn ở 2 mật độ trồng rừng khác nhau, kết quả điều tra về tỷ lệ bị bệnh được trinhg bày ở Biểu 4-14.
Biểu 4-14: Tỉ lệ bị bệnh ở các mật độ trồng Mật độ trồng (Cây/ha) Tỉ lệ bị bệnh (P%) 1333 4,11 1660 7,14
Để khẳng định mật độ trồng có ảnh hưởng đến tỉ lệ bị bệnh hay không, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn U của Mann – Whitney để kiểm tra, kết quả so sánh được thể hiện ở Biểu 4-15.
Biểu 4-15: Kiểm tra tỉ lệ bị bệnh ở mật độ trồng khác nhau Tỉ lệ bị bệnh
Chỉ số U của Manm – Whitney 140,000 Chỉ số Wilcoxon W 293,000 Giá trị kiểm tra U -2,304 Mức ý nghĩa (2 chiều) ,021
Kiểm tra giả thuyết H0 theo tiêu chuẩn U của Mann – Whitney cho kết quả tính ở Biểu 4-15 có U = 2,304 >1,96 và với xác suất bằng 0,021 < 0,05 có nghĩa là tỉ lệ bị bệnh ở 2 mật độ trồng khác nhau rõ rệt.
Thể hiện tỷ lệ bị bệnh dưới dạng biểu đồ được trình bày ở Hình 4-14.
Hình 4-14: Biểu đồ tỉ lệ bị bệnh ở mật độ trồng khác nhau
Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy tỉ lệ bị bệnh tỉ lệ thuận với mật độ trồng. Khi mật độ trồng tăng lên thì tỉ lệ bị bệnh cũng tăng lên và ngược lại. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do điều kiện hoàn cảnh của rừng, đặc biệt là sự thay đổi của các nhân tố khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió....tạo điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh và phát triển mạnh. Chính vì vậy mật độ trồng ảnh hưởng đến thời điểm khép tán, sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng trong lâm phần từ đó ảnh hưởng đến phát sinh phát triển của
nấm bệnh. Mật độ trồng càng cao càng làm tăng khả năng lây lan, xâm nhiễm của vật gây bệnh giữa các cá thể cây rừng