Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại yên bái​ (Trang 29 - 35)

Chương 3 : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Yên Bái là tỉnh miền núi phía bắc Việt nam, nằm giữa vùng tây bắc, đơng bắc và trung du bắc bộ, có vị trí địa lý:

- Từ 21o 24' 40" đến 22o 16' 32" vĩ độ bắc

- Từ 103o 56' 26" đến 105o 03' 07" kinh độ đông. Phía bắc giáp tỉnh Lào Cai và Hà Giang

Phía nam giáp tỉnh Phú Thọ Phía đơng giáp tỉnh Tuyên Quang Phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu

3.1.2. Địa hình - địa thế

Yên Bái là vùng chuyển tiếp từ vùng núi cao tây bắc thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn - Púng Luông và dãy Con Voi xuống vùng đồi trung du Phú Thọ đồng thời Yên Bái cũng là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc, các dãy núi dựu chạy theo hướng tây bắc - đơng nam.

Độ cao bình qn tồn tỉnh là: 600 m, nơi thấp nhất tại xã Minh quân có cao độ 20 m. Cao nhất là đỉnh Pú Luông 2.986 m so với mặt nước biển. Do mang đặc trưng địa hình miền núi nên địa hình rất phức tạp bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, sông suối và thung lũng, có thể chia ra thành 4 kiểu chính sau:

* Địa hình núi trung bình và núi cao (400 - 2.800m)

Đây là kiểu địa hình chủ yếu và đặc trưng cho phần lớn đất đai của tỉnh Yên Bái, kiểu địa hình này được phân bố chủ yếu ở các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Yên và phía tây của huyện Lục Yên, được đặc trưng bởi 2 dãy núi chính là dãy núi Hồng Liên Sơn và dãy

núi Con Voi. Phần lớn các dãy núi được sắp xếp theo hướng tây bắc - đông nam, độ cao từ 700m trở lên, địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn.

* Địa hình núi đá vơi xen núi đất cao (400 - 800 m)

Gồm các dãy núi đá vôi vách đứng, xen lẫn với các dãy núi đất thấp và đồi cao. Kiểu địa hình này được phân bố ở phía đơng và phía đơng bắc của tỉnh chủ yếu tập trung ở vùng phía nam huyện Lục Yên và phía bắc huyện Yên Bình.

* Kiểu địa hình đồi :

Phân bố chủ yếu ở phía đơng nam của tỉnh gồm các huyện: n Bình, Thành phố n Bái, phía nam và phía đơng nam huyện Trấn yên, gồm các dải đồi sườn thoải độ cao trung bình < 300 m, địa hình ít bị chia cắt, độ dốc khơng lớn mang nét đặc trưng của địa hình trung du, thuận lợi cho việc sản xuất nơng lâm nghiệp.

* Địa hình thung lũng

Nằm xen kẽ giữa kiểu địa hình núi và đồi, là các thung lũng lòng chảo đất đai được hình thành do sản phẩm bồi đắp của phù sa sơng suối, phù sa cổ, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp. Điển hình cho kiểu địa hình này là các thung lũng thuộc lưu vực sông Hồng, sơng Chảy và lịng chảo Văn Chấn, Nghĩa Lộ tạo những cánh đồng lớn tương đối độc lập nằm rải rác trong toàn tỉnh. Lớn nhất là cánh đồng Mường Lò (Văn Chấn) rồi đến các cánh đồng Đông Cuông, Văn Yên) là vùng có tiềm năng sản xuất lương thực lớn của tỉnh.

Ngồi ra cịn phải kể tới vùng hồ Thác Bà được tạo nên từ những năm 1971 với diện tích mặt hồ rộng 23.400 ha bao gồm diện tích mặt nước là 19.050 ha và 1.330 hịn đảo lớn, nhỏ. Trong đó có nhà máy thuỷ điện Thác Bà với công suất lắp máy 108 MW và mỗi năm sản xuất được 424 triệu KWgiờ. Ngoài ra hồ Thác Bà có tiềm năng phát triển thuỷ sản, thuỷ cầm, phát triển du lịch và có tác dụng tốt trong việc cải thiện điều kiện khí hậu mơi trường của khu vực.

Tóm lại: Với nhiều dạng địa hình, n Bái có nhiều thuận lợi để phát triển đa dạng các lồi cây trồng, vật ni. Tuy nhiên do địa hình chia cắt mạnh bởi dãy núi cao và hệ thống sơng ngịi suối dày đặc, vào mùa mưa dễ xẩy ra lũ ống, lũ qt, sạt lở bị sơng, bờ suối, gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân, khó khăn trong việc phát triển giao thông giữa các vùng, miền, ảnh hưởng đến việc phân chia các vùng sản xuất.

3.1.3. Khí hậu thời tiết

Đặc trưng của khí hậu n Bái là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, nền nhiệt cao. Do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu hình thành 2 mùa rõ rệt.

- Mùa mưa: (Nóng ẩm) từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 25oC, tháng nóng nhất là tháng 7, có ngày nhiệt độ lên tới 37-38oC. Lượng mưa 1500-2.200 mm, chiếm 80-85 % lượng mưa cả năm, số ngày mưa nhiều, cường độ lớn đặc biệt trong các tháng 6,7,8 thường có mưa lớn kèm theo gió xốy, mưa đá, lũ ống, lũ quét ở các triền sông suối, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng của nhân dân, ảnh hưởng tới sản xuất nông lâm nghiệp.

- Mùa khô (lạnh) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 180C, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ thấp nhất 10oC. Lượng mưa mùa này ít khơng đủ cung cấp nước cho sản xuất, đời sống nên hay xẩy ra hạn hán. Bên cạnh đó tình trạng sương muối, sương mù ít ánh sáng mặt trời cũng gây ảnh hướng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng, đặc biệt là ở 2 huyện vùng cao: Trạm Tấu, Mù Cang Chải.

Yên Bái được chia thành các tiểu vùng khí hậu:

+ Vùng núi cao Mù Cang Chải: ở độ cao 800-1.200 m, nhiệt độ trung bình 19,8oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,4oC, nhiệt độ cao tuyệt đối 37,1oC, lượng mưa trung bình 1.652,6 mm, độ ẩm 81%, lượng bốc hơi 911 mm, tổng số giờ nắng bình qn năm 1.696 giờ. Có sương muối, băng giá vào giữa mùa

đơng, mùa hè có gió Lào. Khí hậu thích hợp cho trồng cây dược liệu quý và chăn nuôi gia súc có sừng.

+ Vùng Lục n-n Bình: ở độ cao trung bình 100-300 m. Nhiệt độ trung bình năm 23,5oC, lượng mưa trung bình năm 1.396,2 mm, lượng bốc hơi 636 mm, độ ẩm 86%, tổng số giờ nắng trong năm 1.327 giờ. Đây là tiểu vùng chịu nhiều ảnh hưởng của hồ Thác Bà, nên lượng mưa rất phong phú, nguồn nước dồi dào, thích hợp cho cây lương thực và cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả phát triển.

+ Vùng Trấn Yên - Thành phố Yên Bái: ở độ cao trung bình 100-300 m, nhiệt độ trung bình 23,5oC, nhiệt độ thấp nhất 4,8oC, nhiệt độ cao nhất 39,6oC. Lượng mưa bình quân năm 1.396,3 mm, ẩm độ 86%, lượng bốc hơi 778 mm, tổng số giờ nắng trong năm 1.327 giờ. Tiểu vùng này thường chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc theo thung lũng sông tràn tới.

+ Vùng Văn Chấn, Trạm Tấu: Nhiệt độ trung bình 23,1oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối 7,4oC, nhiệt độ cao tuyệt đối 36,6oC, lượng mưa bình quân năm là 1.035,1 mm, độ ẩm bình quân 84%, tổng số giờ nắng trong năm 1.473 giờ. Khí hậu vùng này thích hợp với cây lương thực, cây ăn quả và cây chè.

Tóm lại: Khí hậu trong vùng rất đa dạng, có nhiều tiểu vùng khí hậu

khác nhau thích hợp với việc phát triển đa dạng các loài cây trồng vật nuôi ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới song cũng cần phải chú ý đến những đặc thù của từng vùng để quy hoạch, bố trí sản xuất nơng lâm nghiệp với cơ cấu cây con, thời vụ thích hợp.

3.1.4. Đặc điểm thuỷ văn:

n Bái có nền địa hình phức tạp, chia cắt mạnh và lượng mưa tương đối lớn, đã tạo ra một mạng lưới sơng ngịi, hồ, đầm khá dày đặc, lượng dịng chảy phong phú.

- Sơng Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc chảy theo hướng tây bắc đông nam. Sông Hồng chảy qua địa phận tỉnh Yên Bái với chiều dài 100 km bắt đầu xã Lang Thíp (VănYên) đến xã Văn Tiến (Thành phố n Bái) có diện tích, lưu vực là: 2.700 km2, có 48 ngịi và các phụ lưu thuộc hệ thống sơng Hồng, trong đó có 4 phụ lưu lớn là: Ngịi Thia, Ngịi Hút, Ngịi Lâu, Ngịi Lao.

- Sơng Chảy bắt nguồn từ dãy núi Tây Côn Lĩnh, chảy theo hướng tây bắc đông nam. Tổng chiều dài 300 km chảy qua địa phận Yên Bái 95 km bắt đầu từ xã Minh Chuẩn (Lục Yên) đến xã Hán Đà (n bình), diện tích lưu vực là 2.200 km2, uốn khúc quanh co, lịng sơng sâu, hẹp, chảy xiết, phụ lưu của sơng Chảy có 32 ngịi suối thuộc hệ thống sơng Chảy với tổng chiều dài 117 km.

Hồ Thác Bà nằm trong lưu vực sông Chảy, là hồ chứa nước phục vụ trực tiếp cho nhà máy thuỷ điện Thác Bà với diện tích mặt hồ rộng 23.400 ha. Hồ Thác Bà có tiềm năng phát triển thuỷ sản, du lịch và có tác dụng tốt trong việc cải thiện điều kiện khí hậu mơi trường của khu vực.

Tóm lại: Mạng lưới sơng suối trong vùng dự án khá dày đặc phân bố khắp lãnh thổ, rất thuận tiện cho việc xây dựng các cơng trình thuỷ lợi cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nơng lâm nghiệp, góp phần điều hồ khí hậu, tạo mạng lưới giao thơng đường thuỷ thuận lợi cho vận chuyển hàng hố, phát triển chăn ni thuỷ sản, các ngịi suối có độ dốc lớn nên có tiềm năng phát triển thuỷ điện. Bên cạnh những mặt thuận lợi thì về mùa lũ hệ thống sơng ngịi thường gây ra lũ ống, lũ quét, ngập úng khu vực ven sông và các phụ lưu lớn gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, ách tắc giao thông, thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông lâm nghiệp. Để khắc phục tình trạng trên cần tiếp tục bảo vệ tốt diện tích rừng phịng hộ hiện có, đầu tư mở rộng diện tích rừng nhất là rừng phịng hộ ở các khu vực rất xung yếu và xung yếu. Cải tạo, nâng cấp, làm mới các cơng trình giao thơng, trình thuỷ lợi...

3.1.5. Thực trạng về phát triển kinh tế

Tình hình sử dụng đất đai:

Tổng diện tích tự nhiên: 689.949,05 ha, trong đó:

- Đất nơng nghiệp

Đất nông nghiệp: 533.796,28 ha chiếm 77,36 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó. 1. Đất sản xuất nông nghiệp:78.608,81 ha

 Đất trồng cây hàng năm: 47.403,89 ha (Trong đó: Đất trồng lúa: 28.528,22 ha;

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 1.932,93 ha Đất trồng cây hàng năm khác: 16.946,74 ha)

 Đất trồng cây lâu năm: 31.204,92 ha 2. Đất sản xuất lâm nghiệp: 453.670,92 ha

 Đất rừng sản xuất: 193.163,84 ha  Đất rừng phòng hộ : 234.137,82 ha  Đất rừng đặc dụng : 26.369,26 ha 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản: 1.435,91 ha 4. Đất nông nghiệp khác: 80,64 ha

- Đất phi nông nghiệp:

Đất phi nơng nghiệp có 46.417,90 ha chiếm 6,72% tổng diện tích tự nhiên. 1. Đất ở: 4.456,52 ha

2. Đất chuyên dùng: 00.166,8 ha. 3. Đất tơn giáo tín ngưỡng: 23,83 ha 4. Đất nghĩa trang nghĩa địa: 617,13 ha

5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 11.123,68 ha 6. Đất phi nông nghiệp khác: 29,94 ha

- Đất chưa sử dụng

Trong đó:

+ Đất bằng chưa sử dụng: 934,60 ha. + Đất đồi núi chưa sử dụng: 102.665,99 ha + Núi đá khơng có cây rừng: 6.134,28 ha

(Theo số liệu thống kê 1/1/2008)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại yên bái​ (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)