Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại yên bái​ (Trang 64 - 66)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đặc điểm sinh học của vật gây bệnh trong nuôi cấy thuần khiết

4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển

của khuẩn lạc

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng rất lớn đến sự nảy mầm của bào tử, xâm nhiễm, lan truyền cũng như sinh trưởng phát triển của sợi nấm. Đặc biệt nhiệt độ quyết định thời gian nhiễm bệnh, ủ bệnh và phát bệnh của nấm. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến sinh trưởng và phát triển của sợi nấm có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm hiểu sự xâm nhiễm, lây lan vào thời kỳ phát bệnh. Trên cơ sở đó thực hiện công tác dự tính dự báo để xây dựng kế hoạch quản lý dịch bệnh hại tại khu vực. Kết quả thí nghiệm theo dõi được thể hiện ở Biểu 4 -17 và Hình 4-16.

Biểu 4-17: Tốc độ phát triển trung bình của hệ sợi nấm ở các thang nhiệt độ khác nhau

TT Nhiệt độ

(oC)

Tốc độ mọc trung bình của hệ sợi (µm/giờ)

1 15 130,2

2 20 307,2

3 25 552,1

4 30 609,4

5 35 588,9

Khi biểu diễn tốc độ phát triển của hệ sợi nấm bằng biểu đồ như Hình 4-16 cho thấy, ở điều kiện 150C hệ sợi nấm phát triển rất chậm và phát triển kém ở 200C, nhiệt độ thích hợp nhất cho hệ sợi phát triển là 300C với tốc độ phát triển là 609,4m/giờ.

Hình 4-16: Biểu đồ tốc độ phát triển của hệ sợi nấm

Kết quả trên cho thấy, khả năng phát triển của hệ sợi nấm là từ 150C – 350C, tuy nhiên ảnh hưởng của các thang nhiệt độ khác nhau thì có sự chênh lệch rõ về tốc độ phát triển của hệ sợi nấm. Với kết quả thí nghiệm trên cho thấy khi gặp điều kiện nhiệt độ không khí thích hợp vào mùa xuân, mùa thu trong năm khi nhiệt độ không khí thích hợp tiến hành xâm nhiễm gây bệnh cho cây chủ, tỉ lệ bị bệnh cao và thường hay phát dịch vào mùa xuân ở lâm phần trồng keo thuần loài.

Hình 4-17: Hệ sợi nấm trên môi trường dinh dưỡng ở các thang nhiệt độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại yên bái​ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)