Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vật gây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại yên bái​ (Trang 25 - 27)

1.1 .Trên thế giới

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vật gây

trong phịng thí nghiệm

2.5.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của khuẩn lạc

Thí nghiệm được thực hiện trên mơi trường dinh dưỡng PDA, đặt trong tủ định ơn có các mức nhiệt độ khác nhau. Phương pháp thí nghiệm được tiến hành như sau:

Đổ môi trường dinh dưỡng PDA đã nấu vào đĩa petri được khử trùng dầy 2 – 3 mm, để nguội cho môi trường đông cứng lại, cấy giống nấm đã được phân lập từ 10 – 12 ngày tuổi vào chính giữa hộp lồng rồi băng lại cho kín. Xếp các hộp lồng vào tủ định ơn có nhiệt độ: 15oC± 1; 200C ± 1; 250C ± 1; 300C ± 1; 350C ± 1, mỗi tủ đặt 2 hộp lồng. Đo đường kính của khuẩn lạc theo hai chiều vng góc, lấy trị số trung bình và đo ở ngày thứ 3 - 6. Thí nghiệm được lập lại 2 lần và lấy trị số bình qn làm đại diện cho thí nghiệm.

2.5.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của khuẩn lạc

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp của Both.C. Dung dịch NaCl được pha với các nồng độ khác nhau trong bình hút ẩm tạo cho chúng ta có được các độ ẩm như sau:

NaCl (g/lít) 0 16 32 48 64

RH% 100 90 80 70 60

Dung dịch pha xong đổ vào bình hút ẩm loại lớn, đậy nắp lại để ở phịng thí nghiệm, trong tối có nhiệt độ khơng khí khoảng 23 - 270C. Sau 3 ngày trong các bình hút ẩm khác nhau sẽ có độ ẩm khơng khí khác nhau, phụ thuộc vào nồng độ của NaCl, khi nồng độ của NaCl càng lớn thì độ ẩm của môi trường càng nhỏ và ngược lại nồng độ của NaCl càng nhỏ thì độ ẩm của mơi trường càng lớn. Môi trường PDA sau khi hấp khử trùng được đổ vào hộp lồng đã được khử trùng một lớp dày 2 - 3 mm. Cấy giống nấm đã được phân lập từ 10 - 12 ngày tuổi vào chính giữa hộp lồng bằng que cấy.Đặt hộp lồng vào các bình hút ẩm có độ ẩm khơng khí khác nhau, mỗi bình ta đặt 2 hộp. Sau 3 ngày lấy hộp lồng đo đường kính khuẩn lạc theo hai chiều vng góc, lấy trị số bình quân của các hộp lồng đặt trong mỗi bình hút ẩm. Thí nghiệm được lặp lại 2 lần.

2.5.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường đến tốc độ sinh trưởng phát triển của khuẩn lạc

Thí nghiệm được tiến hành trên mơi trường dinh dưỡng PDA có độ pH khác nhau. Dùng máy đo pH để xác định trị số pH của mơi trường. Dung dịch gốc có pH = 6.0, dùng HCl 10% để điều chỉnh các mức pH của môi trường là: 4.0, 5.0 và NaOH để điều chỉnh pH môi trường theo các mức: 7.0, 8.0. Sau đó nút miệng bình tam giác bằng bông sạch và quấn giấy báo phía trên, mơi trường được hấp khử trùng ở 1210C, áp suất 1 atm trong 30 phút. Đổ mỗi mơi trường có các mức pH khác nhau vào 3 hộp lồng đã được khử trùng dày 2 - 3 mm. Sau khi mặt thạch khô, đông cứng lại rồi tiến hành cấy vào chính giữa hộp lồng 1 điểm giống nhau đúng bằng que cấy. Băng kín hộp lồng lại và để trong tủ định ơn có nhiệt độ 250C ± 1. Đo đường kính khuẩn lạc theo hai chiều vng góc rồi lấy trị số trung bình, đo ở ngày thứ 3 - 7. Thí nghiệm được lặp lại 2 lần và lấy trị số đường kính khuẩn lạc bình qn làm đại diện cho thí nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại yên bái​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)