Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Đề xuất các biện pháp phòng trừ và quản lý dịch bệnh
4.4.1. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh và cơ giới vật lý
Cần chọn đất làm vườn ươm thích hợp, khơng nên làm vườn ươm ở nơi đất bí chặt, địa thế ẩm thấp có mực nước ngầm quá cao, đất đã qua canh tác nơng nghiệp, đất nương rẫy, là điều kiện có lợi cho vật gây bệnh phát sinh phát triển.
Tránh lập vườn ươm gần những khu vực bị bệnh, vườn ươm được xây dựng cần cách xa nơi rừng trồng cùng loài để tránh sự lây lan của vật gây bệnh từ cây rừng đến cây con. Trong vườn ươm cần luân canh gieo ươm cây trồng để tránh tích luỹ vật gây bệnh trong đất, phân và xác thực vật.
Phải tiến hành sử lí đất vườn ươm bằng phương pháp cơ giới vật lí hay hố học trước khi gieo ươm.
Chọn đất và cây trồng thích hợp vùng sinh thái với phương châm “đất nào cây ấy” để nâng cao tính chống chịu của cây, “các lồi keo sinh trưởng tốt ở vùng nhiệt đới ẩm từ 8 – 20 độ vĩ, có khả năng trồng thực tế đến 23 độ vĩ, độ cao từ 300 – 800 so với mực nước biển, nhiệt độ 12 – 340C, lượng mưa hàng năm từ 1000 – 4000mm”. Không nên trồng các loài keo trên các vùng đất axit nhẹ có pH = 5 và 6, những lập địa thoát nước kém, bị ngập úng cục bộ trong mùa mưa, ở điều kiện ấm và ẩm thuận lợi cho nấm bệnh xuất hiện phát triển.
Cần tiến hành trồng rừng hỗn giao để hạn chế sự lây lan và phát triển nấm bệnh.
Thực hiện biện pháp nông lâm kết hợp như trồng xen keo với các loại cây nơng nghiệp khác ví dụ như mơ hình trồng xen keo với chè vừa chăm sóc được cây vừa hạn chế sự lây bệnh.
Mật độ trồng rừng thích hợp, tốt nhất 1333. Sau khi rừng khép tán phải kịp thời tiến hành chặt thấu quang, tỉa cành và tỉa cây hợp lý, tránh để cây chứa nhiều nước mưa, độ ẩm cao, tạo điều kiện cho bào tử nấm nảy mầm và xâm nhiễm.
Nghiêm cấm các hành vi đốt rừng, chặt phá rừng, chăn thả gia súc bừa bãi vì dễ gây những tổn thương cơ giới cho cây. Đây là cơ hội thuận lợi cho nấm gây bệnh xâm nhiễm phát triển vào trong cây chủ.
Tại khu vực nghiên cứu có nhiệt độ và độ ẩm vào mùa xuân hay đầu mùa sinh trưởng và đầu mùa thu là điề kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh phát triển mạnh. Phải tiến hành chặt bỏ cây bị bệnh, làm tốt công tác vệ sinh rừng, chặt tỉa thưa loại bỏ những cây sinh trưởng kém, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao sức đề kháng với bệnh hại. Ngoài ra theo dõi thường xuyên, kịp thời ngăn chặn bệnh, không để cho bệnh lây lan và phát triển sang các lâm phần khác hay vùng khác.
Cần tuyển chọn những giống cho năng xuất cao, có tính kháng bệnh và khả năng chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Nên chọn giống từ những nơi sản xuất cây giống có uy tín, sinh trưởng tốt, khơng sâu bệnh. Tại trung tâm nghiên cứu giống cây rừng cung cấp và là các dòng đang được trồng rừng phổ biến ở các địa phương trong cả nước, đánh giá tỉ lệ bị bệnh của các dòng keo được thực hiện bằng phương pháp invitro mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.