Ảnh hưởng của tuổi cây đến tỉ lệ bị bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại yên bái​ (Trang 62 - 63)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tỷ lệ bị bệnh tại khu vực

4.2.4. Ảnh hưởng của tuổi cây đến tỉ lệ bị bệnh

Tuổi cây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự xâm nhiễm, phát sinh và phát triển của vật gây bệnh. Ở mỗi giai đoạn tuổi, cây rừng sinh trưởng phát triển và tạo ra sức đề kháng chống lại sự xâm nhiễm của nấm bệnh là khác nhau. Rừng non và rừng già có sức đề kháng kém hơn rừng sào và rừng trung niên. Khả năng trên của cây rừng cịn phụ thuộc vào lồi cây, tuổi và lập địa nơi trồng rừng. Trong khu vực nghiên cứu tiến hành lập các ô tiêu chuẩn ở độ tuổi khác nhau của lâm phần, kết quả thu được trình bày ở Biểu 4-16.

Biểu 4-16: Tỉ lệ bị bệnh ở các lâm phần có độ tuổi khác nhau Tuổi cây (năm) Tỉ lệ bị bệnh (P%) 1 8,62 2 8,62 3 5,53 4 4,49 5 3,39

Để phân tích kết quả ở Biểu 4-16 chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh bằng tiêu chuẩn phi tham số của Kruskal – Wallis. Kết quả phân tích giá trị của 2 = 9,964, có xác xuất của 2 = 0,019 < 0,05. Điều này chứng tỏ tỉ lệ bị bệnh ở các độ tuổi khác nhau là rất rõ rệt.

Tỷ lệ bị bệnh theo tuổi cây được Biểu diễn dưới dạng biểu đồ, được trình bày ở Hình 4-15.

Hình 4-15: Biểu đồ tỉ lệ bị bệnh ở tuổi trồng khác nhau

Ở các tuổi của rừng trồng có tỉ lệ khác nhau, sự chênh lệch này là do khả năng của cây rừng chống lại quá trình xâm nhiễm của vật gây bệnh. Khả năng của cây rừng lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố, chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau và tác động tổng hợp lên cây rừng cũng như vật gây bệnh, trong mỗi thời kỳ có nhân tố chủ đạo và nhân tố thứ yếu tác động vào mối quan hệ trên. Kết quả trên cho thấy tỉ lệ bị bệnh tỉ lệ nghịch với tuổi cây, khi tuổi cây tăng lên thì tỉ lệ cây bị bệnh giảm đi do những cây nhỏ có khả năng kháng bệnh yếu hơn. “Tính chống bệnh của cây trưởng thành là một đặc tính đa gen và có hiệu quả hơn so với tính chống bệnh của cây con đơn gen.” (Phạm Xuân Hoàn, 2004) [10]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại yên bái​ (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)