Đặc điểm sinh học của vật gây bệnh trong nuôi cấy thuần khiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại yên bái​ (Trang 63)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đặc điểm sinh học của vật gây bệnh trong nuôi cấy thuần khiết

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của nấm gây bệnh hại rễ Keo tai tượng là được thể hiện ở các mặt sinh trưởng phát triển, đặc tính sinh lý của chúng như bào tử nảy mầm, sinh trưởng của sợi nấm, điều kiện môi trường cho sự sinh trưởng phát triển trong nuôi cấy thuần khiết. Để tìm mối quan hệ giữa sự nảy mầm, sinh trưởng phát triển của vật gây bệnh với điều kiện môi

trường sống, chúng tôi đã tiến hành làm một số thí nghiệm thu được kết quả nghiên cứu như sau:

4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của khuẩn lạc của khuẩn lạc

Nhiệt độ khơng khí ảnh hưởng rất lớn đến sự nảy mầm của bào tử, xâm nhiễm, lan truyền cũng như sinh trưởng phát triển của sợi nấm. Đặc biệt nhiệt độ quyết định thời gian nhiễm bệnh, ủ bệnh và phát bệnh của nấm. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ khơng khí đến sinh trưởng và phát triển của sợi nấm có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm hiểu sự xâm nhiễm, lây lan vào thời kỳ phát bệnh. Trên cơ sở đó thực hiện cơng tác dự tính dự báo để xây dựng kế hoạch quản lý dịch bệnh hại tại khu vực. Kết quả thí nghiệm theo dõi được thể hiện ở Biểu 4 -17 và Hình 4-16.

Biểu 4-17: Tốc độ phát triển trung bình của hệ sợi nấm ở

các thang nhiệt độ khác nhau

TT Nhiệt độ

(oC)

Tốc độ mọc trung bình của hệ sợi (µm/giờ)

1 15 130,2

2 20 307,2

3 25 552,1

4 30 609,4

5 35 588,9

Khi biểu diễn tốc độ phát triển của hệ sợi nấm bằng biểu đồ như Hình 4-16 cho thấy, ở điều kiện 150C hệ sợi nấm phát triển rất chậm và phát triển kém ở 200C, nhiệt độ thích hợp nhất cho hệ sợi phát triển là 300C với tốc độ phát triển là 609,4m/giờ.

Hình 4-16: Biểu đồ tốc độ phát triển của hệ sợi nấm

Kết quả trên cho thấy, khả năng phát triển của hệ sợi nấm là từ 150C – 350C, tuy nhiên ảnh hưởng của các thang nhiệt độ khác nhau thì có sự chênh lệch rõ về tốc độ phát triển của hệ sợi nấm. Với kết quả thí nghiệm trên cho thấy khi gặp điều kiện nhiệt độ khơng khí thích hợp vào mùa xuân, mùa thu trong năm khi nhiệt độ khơng khí thích hợp tiến hành xâm nhiễm gây bệnh cho cây chủ, tỉ lệ bị bệnh cao và thường hay phát dịch vào mùa xuân ở lâm phần trồng keo thuần lồi.

Hình 4-17: Hệ sợi nấm trên môi trường dinh dưỡng ở các thang nhiệt độ

4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm độ đến sinh trưởng phát triển của khuẩn lạc khuẩn lạc

Trong các nhân tố của khí tượng nhiệt độ, độ ẩm khơng khí là yếu tố sinh thái quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển và lây nhiễm của vật gây bệnh. Cùng với nhiệt độ khơng khí, độ ẩm tương đối là nhân tố quan trọng quyết định sự nảy mầm của bào tử trong thời kỳ xâm nhập, ủ bệnh, phát bệnh cũng như cả q trình lây lan xâm nhiễm hay qua đơng, qua hạ của nấm bệnh. Do đó nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm khơng khí đến sinh trưởng của nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm hiểu quá trình phát sinh phát triển của nấm bệnh. Do đó nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm khơng khí đến tốc độ sinh trưởng của nấm bệnh để tiến hành cơng tác dự báo và phịng trừ hiệu quả nhất. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở Biểu 4-18.

Biểu 4-18: Ảnh hưởng của độ ẩm khơng khí đến sinh trưởng

phát triển đường kính hệ sợi

TT Độ ẩm

(%)

Tốc độ mọc trung bình của hệ sợi (µm/giờ)

1 60 536,5

2 70 557,3

3 80 578,1

4 90 578,1

5 100 572,9

Qua kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy khuẩn lạc có thể sinh trưởng phát triển ở biên độ độ ẩm tương đối rộng từ 60% đến 100%, khơng có sự khác biệt lớn về tốc độ phát triển trong các khoảng độ ẩm đã nghiên cứu, độ ẩm để phát triển thích hợp nhất từ 80% - 90%. Do vậy ở điều kiện mơi trường ấm và ẩm có nhiệt độ khơng khí khơng cao q thường là vào mùa xuân, đầu mùa thu hay đầu mùa sinh trưởng là môi trường thuận lợi cho nấm phát sinh, sinh trưởng và phát triển mạnh. Biểu diễn sinh trưởng của hệ sợi nấm bằng biểu đồ như Hình 4-18.

Hình 4-19: Hệ sợi nấm trên mơi trường dinh dưỡng theo thang độ ẩm

4.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường đến sinh trưởng phát triển của khuẩn lạc triển của khuẩn lạc

Các chất hoà tan là nguồn dinh dưỡng cho sinh trưởng phát triển của nấm bệnh, chúng tạo cho mơi trường có độ pH là trung tính, axit, kiềm đã ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự sinh trưởng phát triển của nấm bệnh. Nấm bệnh phát sinh, phát triển trong các mơi trường có độ pH khác nhau, chúng sử dụng các chất dinh dưỡng trong mơi trường khác nhau cho q trình hình thành bào tử của nấm bệnh. Kết quả tiến hành thí nghiệm thu được trình ở Biểu 4-19.

Biểu 4-19: Tốc độ phát triển của khuẩn lạc ở các pH môi trường khác nhau

TT Môi trường pH Tốc độ mọc trung bình của hệ sợi (µm/giờ)

1 4 458,3

2 5 536,5

3 6 560,1

4 7 656,3

5 8 599,2

Qua kết quả thí nghiệm ở trên cho thấy trong môi trường pH từ 4,0 – 8,0 hệ sợi sinh trưởng phát triển được, tuy nhiên ở mơi trường có pH = 7 là thích hợp nhất cho sinh trưởng phát triển.

Như vậy qua kết quả nghiên cứu cho thấy nấm bệnh sinh trưởng phát triển tốt trong mơi trường trung tính hoặc bazơ nhẹ

Hình 4-21: Hệ sợi nấm trên môi trường dinh dưỡng theo các thang pH 4.4. Đề xuất các biện pháp phòng trừ và quản lý dịch bệnh

Biện pháp phịng trừ và quản lí có hiệu quả bệnh hại có vai trị hết sức quan trọng trong bảo vệ sự sinh trưởng phát triển của cây rừng, làm tăng lợi ích kinh tế và lợi ích sinh thái mơi trường của rừng. Bệnh hại rễ gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của các lâm phần keo, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến phẩm chất gỗ là sản phẩm cung cấp gỗ cho các nghành trên thị trường. Khi bệnh nặng cây bị héo, khô dần từ trên ngọn xuống, gỗ mất nhiều nước và dinh dưỡng dẫn đến cây bị chết, bệnh hại này chưa gây dịch trên diện rộng khắp cả nước. Dựa trên những quá trình phát sinh, sinh trưởng phát triển của vật gây bệnh và những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước, giải pháp phịng trừ bệnh theo hướng IPM được đề xuất với việc tuân thủ nguyên tắc “phịng là chính, trừ là phụ, lấy biện pháp kỹ thuật lâm nghiệp là chính, biện pháp hố học là phụ” để làm tăng sản lượng và chất lượng gỗ rừng.

Cần chọn đất làm vườn ươm thích hợp, khơng nên làm vườn ươm ở nơi đất bí chặt, địa thế ẩm thấp có mực nước ngầm quá cao, đất đã qua canh tác nơng nghiệp, đất nương rẫy, là điều kiện có lợi cho vật gây bệnh phát sinh phát triển.

Tránh lập vườn ươm gần những khu vực bị bệnh, vườn ươm được xây dựng cần cách xa nơi rừng trồng cùng loài để tránh sự lây lan của vật gây bệnh từ cây rừng đến cây con. Trong vườn ươm cần luân canh gieo ươm cây trồng để tránh tích luỹ vật gây bệnh trong đất, phân và xác thực vật.

Phải tiến hành sử lí đất vườn ươm bằng phương pháp cơ giới vật lí hay hố học trước khi gieo ươm.

Chọn đất và cây trồng thích hợp vùng sinh thái với phương châm “đất nào cây ấy” để nâng cao tính chống chịu của cây, “các lồi keo sinh trưởng tốt ở vùng nhiệt đới ẩm từ 8 – 20 độ vĩ, có khả năng trồng thực tế đến 23 độ vĩ, độ cao từ 300 – 800 so với mực nước biển, nhiệt độ 12 – 340C, lượng mưa hàng năm từ 1000 – 4000mm”. Không nên trồng các loài keo trên các vùng đất axit nhẹ có pH = 5 và 6, những lập địa thoát nước kém, bị ngập úng cục bộ trong mùa mưa, ở điều kiện ấm và ẩm thuận lợi cho nấm bệnh xuất hiện phát triển.

Cần tiến hành trồng rừng hỗn giao để hạn chế sự lây lan và phát triển nấm bệnh.

Thực hiện biện pháp nông lâm kết hợp như trồng xen keo với các loại cây nơng nghiệp khác ví dụ như mơ hình trồng xen keo với chè vừa chăm sóc được cây vừa hạn chế sự lây bệnh.

Mật độ trồng rừng thích hợp, tốt nhất 1333. Sau khi rừng khép tán phải kịp thời tiến hành chặt thấu quang, tỉa cành và tỉa cây hợp lý, tránh để cây chứa nhiều nước mưa, độ ẩm cao, tạo điều kiện cho bào tử nấm nảy mầm và xâm nhiễm.

Nghiêm cấm các hành vi đốt rừng, chặt phá rừng, chăn thả gia súc bừa bãi vì dễ gây những tổn thương cơ giới cho cây. Đây là cơ hội thuận lợi cho nấm gây bệnh xâm nhiễm phát triển vào trong cây chủ.

Tại khu vực nghiên cứu có nhiệt độ và độ ẩm vào mùa xuân hay đầu mùa sinh trưởng và đầu mùa thu là điề kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh phát triển mạnh. Phải tiến hành chặt bỏ cây bị bệnh, làm tốt công tác vệ sinh rừng, chặt tỉa thưa loại bỏ những cây sinh trưởng kém, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao sức đề kháng với bệnh hại. Ngoài ra theo dõi thường xuyên, kịp thời ngăn chặn bệnh, không để cho bệnh lây lan và phát triển sang các lâm phần khác hay vùng khác.

Cần tuyển chọn những giống cho năng xuất cao, có tính kháng bệnh và khả năng chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Nên chọn giống từ những nơi sản xuất cây giống có uy tín, sinh trưởng tốt, khơng sâu bệnh. Tại trung tâm nghiên cứu giống cây rừng cung cấp và là các dòng đang được trồng rừng phổ biến ở các địa phương trong cả nước, đánh giá tỉ lệ bị bệnh của các dòng keo được thực hiện bằng phương pháp invitro mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.

4.4.2. Biện pháp kiểm dịch thực vật

Tăng cường và làm tốt công tác kiểm dịch, không đem hạt mang mầm bệnh cũng như cây con bị bệnh từ vùng này sang vùng khác trong cả nước và giữa các nước trên thế giới. Phải kịp thời khoanh vùng ngay những vùng có dịch bệnh xuất hiện, khơng cho chúng lây lan rộng và tích cực áp dụng các biện pháp tiêu diệt ngay. Khi bệnh lây lan tới các khu vực mới cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp để tiêu diệt như chặt bỏ cây bị bệnh, cành và lá cây bị bệnh đem đốt. Không tiến hành thu hái hạt giống từ những cây mẹ ở vùng bị bệnh để gieo ươm và mang cây con bị bệnh đi trồng.

Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các vùng trong cả nước, giữa các nước trên thế giới trên cơ sở chính sách pháp luật của nhà nước và quốc tế.

4.4.3. Biện pháp hoá học

4.5.3.1. Xác định thuốc hố học phịng trừ nấm bệnh

Khi xác định được chính xác loài gây hại tiến hành thử nghiệm trên ba loại thuốc là Agri-Fos 400; Phos-inject 200; Ridomil để tìm ra loại có khả năng kháng được nấm bệnh. Kết quả thu được ở Biểu 4-20.

Biểu 4-20: Kết quả đo vòng kháng nấm của thuốc

STT Tên thuốc Đường kính vịng kháng theo thời gian (cm) 24 giờ 48 giờ 72 giờ TB

1 Agri-Fos 400 3,43 3,21 2,97 3,20

2 Phos-inject

200 3,24 3,05 2,65 2,98

3 Ridomil 3,12 2,25 2,01 2,46

4 Đối chứng 1,67 0,25 0,00 0,64

Kết quả ở Biểu 4-20 cho thấy sau 24 giờ đầu đã bắt đầu có sự khác biệt giữa các đĩa petri có thuốc so với đối chứng, trong đó thuốc Agri-Fos 400 và Phos- inject 200 là có hiệu lực mạnh nhất.

Sau 48 giờ việc sử dụng thuốc so với đối chứng càng được thể hiện rõ các đĩa petri chứa thuốc sợi nấm mọc chậm hoặc thậm chí khơng mọc di chuyển về phía trung tâm lỗ khoan thuốc mà mọc tản dần sang hai bên (Hình 4-22). Với mẫu đối chứng nấm đã mọc gần kín vào giữa hộp lồng. Điều đó cho thấy khả năng kháng nấm của thuốc là rất cao đặc biệt là Agri-Fos 400.

Hình 4-22: Khả năng kháng nấm của ba loại thuốc so với đối chứng sau 48 giờ

Từ kết quả trên cho thấy có thể sử dụng thuốc Agri-Fos 400 trong phòng trừ nấm Pythium vexans de Bary.

Việc chữa bệnh khi cây đã mắc phải các triệu chứng bệnh là vấn đề vơ cùng khó khăn, vì lúc này biện pháp giải quyết duy nhất là phải sử dụng thuốc hóa học. Việc này khơng những gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến mơi trường, do vậy việc phịng là rất quan trọng. Với hiện tượng chết hàng loạt cây con ở vườn ươm việc nghiên cứu thuốc hố học để phịng trừ nấm bệnh là cần thiết.

4.4.3.2. Phương pháp sử dụng thuốc hóa học

Sử dụng thuốc Agri-fos 400 (Phosphonate)... tưới vào bầu cây đối với cây đã bị bệnh và phòng bệnh cho những cây chưa bị bệnh. Tưới thuốc nước lúc trời mát không mưa. Đối với cây không bị bệnh tưới nước trước 18-20 ngày 1 lần. Cây bị bệnh 10-15 ngày 1 lần. Sau 2-3 lần không thấy cây chết thêm thì dừng. Pha 40 ml thuốc Agri-fos 400 và 40g Ridomil vào 10 lít nước tưới ướt gốc và tồn bộ vùng rễ.

Thuốc Agri-fos 400: Tên hợp chất: Axit photphoric; Tên thương mại: Agri - Fos 400, thuốc do công ty phát triên công nghệ sinh học sản xuất (DONA-Tech).

Chương 5

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ - TỒN TẠI

5.1. Kết luận

1. Nấm gây bệnh hại rễ Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu được xác định nấm Pythium vexans de Bary

Thuộc nhóm sinh vật có nhân thật Giới: Straminipila Ngành: Oomycota Lớp: Oomycetes Bộ Pythiales Họ: Pythiaceae

2. Khu vực nghiên cứu có tỷ lệ bị bệnh trung bình là 6,14%, bệnh hại có sự phân bố cụm trong khu vực nghiên cứu.

3. Đặc điểm sinh thái học của bệnh hại rễ

- Tỷ lệ bị bệnh tỷ lệ nghịch với vị trí địa hình. Tỷ lệ bị bệnh ở chân đồi cao hơn ở đỉnh đồi.

- Hướng phơi có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ bị bệnh, tại khu vực nghiên cứu hướng Tây bắc có tỉ lệ bị bệnh lớn nhất với P = 8,74%.

- Độ độ dốc có ảnh hưởng rõ rệt đến tỉ lệ bị bệnh, độ dốc càng thấp thì tỉ lệ bị bệnh càng cao.

- Độ tàn che từ 0,4 – 0,7 có tỉ lệ bị bệnh lớn hơn so với độ tàn che 0 – 0,3 và 0,7 – 1.

- Mật độ trồng rừng có ảnh hưởng đến tỉ lệ bị bệnh, mật độ trồng 1660cây/ha có tỉ lệ bị bệnh lớn hơn so với mật độ trồng 1333cây/ha.

- Tuổi cây rừng có ảnh hưởng đến tỉ lệ bị bệnh, tỉ lệ bị bệnh cao ở rừng từ 2 -3 tuổi, khi độ tuổi tăng lên thì tỉ lệ bị bệnh giảm dần.

4. Đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh trong ni cấy thuần khiết - Nấm có thể phát triển tốt được trong khoảng nhiệt độ từ 200 C – 350C, nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm phát triển là 300C với tốc độ mọc là 609,4 (m/giờ). Ở 150C nấm phát triển kém.

- Khoảng độ ẩm thích hợp cho nấm sinh trưởng phát triển từ 60% - 100%, đây là lồi nấm ưa độ ẩm cao và có thể phát triển trong khoảng biên độ độ ẩm lớn.

- Nấm bệnh phát triển tốt trong môi trường axit nhẹ và trung tính (pH = 4 – 8), thích hợp nhất là mơi trường trung tính với pH = 7 thì tốc độ mọc lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại yên bái​ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)