Đời sống kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại yên bái​ (Trang 35 - 38)

Chương 3 : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2. Đời sống kinh tế xã hội

3.2.1. Kinh tế:

* Nông nghiệp: Tập trung chủ yếu vào phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và hình thành một số vùng nguyên liệu. Từng bước đầu tư thâm canh, tăng vụ, đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Về sản xuất lương thực:

Các loại cây lương thực được trồng chủ yếu trong vùng là: lúa, ngô, sắn, khoai, đậu tương... Nhiều giống lúa lai, ngô lai đã được nhân dân đưa vào trồng thành công đạt năng suất cao. Qua số liệu thu thập ở địa phương cho thấy:

Diện tích lúa vụ đơng xn: 17.134 ha - Năng suất đạt 48,20 tạ/ha Diện tích lúa vụ mùa: 19.662 ha - Năng suất đạt 45,64 tạ/ha Diện tích lúa nương: 4.606 ha - năng suất đạt 10,99 tạ/ha Diện tích ngơ: 15.770 ha - Sản lượng đạt 39,865 tấn. Diện tích sắn: 14.456 ha - Sản lượng đạt 272,524 tấn.

- Cây công nghiệp dài ngày: Chủ yếu là cây chè. Trong trong những năm qua cây chè luôn được chú trọng phát triển, được xác định là cây phát triển kinh tế trong các hộ gia đình. Giống chè trung du, chè nhập nội thường được trồng ở các xã vùng thấp, chè shan trồng ở các xã vùng cao. Hiện nay tồn vùng có tổng diện tích chè: 12.516 ha (trong đó: diện tích chè kinh doanh là 10.671,0 ha), tổng sản lượng là 70.072 tấn chè búp tươi/năm.

- Cây công nghiệp ngắn ngày: Qua điều tra trong vùng hiện có: 737,0 ha mía tập trung chủ yếu huyện Văn Yên, 1.929,0 ha lạc tập trung chủ yếu huyên

Lục Yên, Yên Bình; 3.329,0 ha đậu tương tập trung chủ yếu ở huyện Văn Yên, Lục Yên. Sản lượng đạt 29.312 tấn/năm.

- Cây ăn quả: Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng cây ăn quả truyền thống có giá trị kinh tế cao như: Bưởi Đại Minh, nhãn vải, cam, hồng, Lục Yên, dứa Văn yên… Văn Chấn.. Qua số liệu thu thập tồn tỉnh có 7.613,0 ha.

- Tình hình chăn ni: Thực hiện các dự án cải tạo đàn bò bằng giống lai sind, phát triển đàn lợn theo hướng nạc hố. Phát triển chăn ni theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp.

Qua số liệu điều tra cho thấy, trong tồn tỉnh hiện có: Trâu: 111.720 con- bình quân ≈ 0,65 con/hộ.

Bị: 38.770 con- bình qn ≈ 0,20 con/hộ. Lợn: 375.965 con - bình quân ≈ 2,17 con/hộ. Ngựa: 5.123 con ; Dê: 25.142 con.

Gia cầm (gà, vịt, ngan): 2.748.360 con - bình quân ≈ 16,18 con/hộ

* Lâm nghiệp: Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã thực hiện tốt. Qua số liệu thu thập diện tích rừng hiện có trên địa bàn là: 453.670,92 ha, tỷ lệ che phủ đạt 65,75 %; trong đó.

- Rừng phịng hộ: 234.137,82 ha, được phân thành 3 khu vực chính: Khu vực phịng hộ sơng Chảy gồm các huyện: Lục yên, Yên Bình. Khu vực phịng hộ sơng Hồng gồm các huyện: Trấn Yên, Văn yên, Thành Phố Yên Bái . Khu vực phịng hộ sơng Đà gồm các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu.

- Rừng sản xuất: 193.163,84 ha: Chủ yếu là rừng nguyên liệu giấy, gồm các huyện Yên bình, trấn Yên, Lục yên, vùng thấp văn Yên và vùng ngoài Văn Chấn.

- Rừng đặc dụng: 26.369,26 ha tập trung ở huyện Văn Yên, Mù Cang Chải * Bình quân thu nhập trên đầu người năm 2007: 6 triệu đồng.

- Tỷ lệ hộ trung bình + khá: 75,84 %

- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2007 là 24,16 %, năm 2008 giảm xuống cịn: 24,16 %, trong đó các huyện có tỷ lệ rất cao là: Mù Cang chải, Trạm Tấu.

Nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo:

Hộ nghèo thường là những hộ cư trú ở những nơi xa trung tâm, trình độ dân trí thấp, khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học chậm, làm ăn theo nếp cũ, lạc hậu, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, thiếu đất sản xuất. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm, chưa đầu tư thâm canh vì vậy năng suất, chất lượng một số loài cây trồng cịn thấp, hiệu quả khơng cao.

Do chưa có ý thức vươn lên trong cuộc sống cịn ỷ lại, trơng chờ vào Nhà nước.

Do một số hộ dân gặp rủi ro do ốm đau, bệnh tật, bị lũ ống, lũ quét làm thiệt hại nhà cửa, tài sản, ruộng nương,…

Do chưa thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

3.2.2. Văn hoá xã hội

- Giáo dục:

Những năm qua công tác giáo dục trên địa bàn vùng dự án thường xuyên được các cấp, các ngành quan tâm: Hệ thống trường lớp ngày càng được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Năm học 2007 - 2008: có 391 trường phổ thơng với 5.297 lớp học. Tổng số giáo viên trực tiếp giảng dạy là 8.675 người. Tổng số học sinh phổ thông là: 146.114 học sinh.

Năm 2007 đã có 180 xã phường đã hồn thành chương trình xố mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 2007 có 164 số xã, phường, thị trấn đã hồn thành chương trình phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở. Với mục tiêu của ngành giáo dục là nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho học sinh vì vậy trong những thời gian tới cần tiếp tục bồi dưỡng nâng chuẩn đội ngũ giáo viên các cấp nhất là giáo viên mầm non và cấp tiểu học.

- Y tế: Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được củng cố, cơ sở vật chất và các trang thiết bị y tế các bệnh viện được quan tâm đầu tư; tình hình dịch bệnh được khống chế, khơng có phát sinh lớn. Đến năm 2007: 64/180 xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 26,22%. Tỷ lệ tăng dân số, kế hoạch hố gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2007 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,28%.

- Tỉ lệ dân thành thị được dùng nước hợp vệ sinh: 78% so với tổng dân số - Tỉ lệ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh: 56% so với tổng dân số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại yên bái​ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)