Giổi ăn quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn họ ngọc lan (magnoliaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa (Trang 55 - 60)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Đặc điểm lâm học của các loài thuộc họ Ngọc lan tại KBTTN Xuân Liên

4.4.1. Giổi ăn quả

- Tên khoa học: Mechilia tonkinensis A.Chev. - Họ thực vật: Họ Ngọc lan (Magnoliaceae

a/ Đặc điểm hình thái

Hình dạng thân cây: Giổi ăn quả có cấu trúc đơn trục, trịn thẳng, gốc có bạnh vè nhỏ, thân chính rõ ràng, vỏ nhẵn, màu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vết địa y hình bản; thịt vỏ vàng hay xanh nhạt, giịn, có mùi thơm nhẹ, phân cành cao, cành mọc chếch, cành non nhẵn, có nhiều vết sẹo do lá kèm để lại và có nhiều lỗ vỏ rải rác (Hình1 .

Vỏ cây: Vỏ nhẵn, dày 1 -1,5 cm, màu xám hoặc nâu nhạt; thịt vàng hay xanh nhạt, giịn, có mùi thơm nhẹ.

Tán cây: Tán cây thường trịn có độ dày từ 1/5 ÷ 1/4 chiều cao vút ngọn.Hình thái lá, hoa và quả

Lá đơn, mọc cách, xếp đều trên cành; phiến lá dai, cứng mùi thơm giống lá hồi khi vò nát. Cuống lá dài 1,3 -1,9cm, mặt trên lõm nhẹ. Lá dài từ 10 ÷ 27 cm, rộng 4 ÷ 9,5 cm, có dạng trứng ngược tới xoan - trứng ngược, hai mặt có màu lục tươi gần giống nhau, bóng và khơng lơng. Gốc lá hình nêm rộng, đầu lá tù với phần chóp tù dài khoảng 2 ÷ 5mm, gân bên 10 -12 đơi nổi rõ, gân tam cấp hình mạng dày, dễ nhận thấy bằng mắt thường. Lá kèm nhọn, sớm rụng để lại vết sẹo trên cành non (hình 2 .

Để xét hình thái lá cây, đối tượng nghiên cứu được chia làm 4 cấp: cây con 8 tháng tuổi; 12 tháng tuổi; 7 tuổi và cây trưởng thành ở rừng tự nhiên. Ở mỗi cấp tiến hành đo chiều dài, chiều rộng, chiều dài cuống lá, đầu lá và đếm số gân thứ cấp của những lá đã phát triển đầy đủ.

Về đặc điểm hoa: Giổi ăn hạt có hoa đơn, mọc ở đầu cành hay đối diện với chỗ đính của cuống lá; cuống hoa dài 2,5 ÷ 3,5 cm; bao hoa nhiều, mọc

48

vịng, chưa phân hố thành đài và tràng, hoa có màu trắng hay vàng nhạt, có mùi thơm, nhị nhiều, trung đới có mũi nhọn, ngắn. Lá nỗn nhiều, cả nhị và lá nỗn đều xếp xoắn ốc trên một trục hoa hình trụ.

Quả đại kép đặc trưng, gồm 3 -5 đại được phát triển tới trưởng thành, dạng củ lạc có eo thắt, mặt ngồi phủ dày đặc các chấm bì khổng màu sáng, phía đầu thường có mũi, đại khi chín mở thành 2 mảnh, vỏ các đại dày, nạc. Quả khi non có màu xanh, khi chín có màu nâu nhạt.

Giổi ăn quả phát triển cả về rễ cọc (LC và rễ bàng (LB . Trong giai đoạn vườn ươm Giổi ăn quả chủ yếu phát triển rễ bàng. Hệ số đường kính tán Dt trên chiều dài rễ bàng LB ở vườn ươm là 1,02 trong khi đó ở rừng trồng 7 tuổi là 1,57.

Tuổi cây trồng càng cao rễ bàng phát triển càng mạnh, tuy nhiên chiều dài rễ bàng ở cả vườn ươm và rừng trồng đều chưa vượt qua đường kính tán (ở vườn ươm có thể do cây được cấy trong bầu nylon làm hạn chế phát triển rễ bàng .

Hình 4.2. Lá Giổi ăn quả chụp tại tiểu khu 484.

b/ Đặc điểm phân bố

* Phân bố trên thế giới: Trung Quốc.

* Phân bố tại Việt Nam: Lồi có phân bố rộng khắp đất nước, tập trung

chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam như Tuyên Quang, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…

49

* Phân bố ở Khu BTTN Xuân Liên.

Giổi ăn hạt bắt gặp có sự phân bố từ độ cao 150m trở lên, phân bố đều từ độ cao 150m đến 800m, tập trung ở ven suối, sườn núi dốc, núi đá thuộc các tiểu khu 484, 487, 497, 515, 516, 520 thuộc khu BTTN Xuân Liên và được tổng hợp trên bản đồ phân bố sau:

Hình 4.3. Bản đồ phân bố lồi cây Giổi ăn hạt tại khu BTTN Xuân Liên

c/ Đặc điểm sinh thái

Giổi ăn quả (Mechilia tonkinensis) có thể thấy ở độ cao trên 150m so với mặt nước biển; sự có mặt của Giổi ăn quả ở những khu vực ven suối và núi đá thì độ dốc từ 150

- 250. khu vực núi Đất thì độ dốc 100

- 200. ở khu vực có Giổi

ăn quả phân bố thường là đất Feralit đỏ vàng có tầng thảm mục dày.

Ở khu BTTN Xuân Liên, Giổi ăn quả thường mọc hỗn giao với nhiều loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), Họ Re (Lauraceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae , họ Thầu Dầu (Euphoribiaceae ,... Tầng cây bụi dưới tán

50

rừng gồm Trọng đũa (Ardisia aciphylla), Chè đuôi hoa (Camellia caudata), các lồi Chân chim thuộc họ Ngũ gia bì...; tầng thảm tươi gồm Dương xỉ (Cyathea

contaminans), Ráy (Alocasia macrorrltiza , Sặt (Arundiaria sat), các lồi Cỏ

thuộc họ Hịa thảo (Poaceae ...

d/ Khả năng tái sinh

Đối với một loài cây, mật độ tái sinh phản ánh được tình trạng tự nhiên của lâm phần nghiên cứu đã thành thục sinh sản hay chưa, nó cũng phản ảnh được khả năng thích nghi của lồi cây đối với hoàn cảnh tiểu khí hậu trong khu vực. Đối với lồi Giổi ăn quả tại khu vực nghiên cứu, từ thực tế địa hình khu vực nghiên cứu, song song với điều tra cây trưởng thành tôi tiến hành điều tra tái sinh cây tái sinh tại 12 tuyến, kết quả thu được trong bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.5: Tái sinh tự nhiên Giổi ăn quả trên các tuyến điều tra

Đơn vị tính: cây Chỉ tiêu Số tuyến điều tra Số tuyến gặp Giổi ăn quả

Số cây theo cấp chiều cao

Hvn (cm) Tổng

cộng

<50 51-100 >100

Số lượng 12 10 0 0 15 15

Tỷ lệ % 100 83,3 0 0 100 100,0

Qua kết quả điều tra cho thấy Giổi ăn quả (Mechilia tonkinensis) là lồi có số lượng cây tái sinh tự nhiên tương đối tốt, hầu hết phát hiện được các cây có chiều cao > 1m. Nguyên nhân có thể là do khu vực Giổi ăn quả phân bố có tầng thảm khơ dày, có nơi dày đến 0,4m vì vậy số cây mạ và cây con có thể có nhiều nhưng sau đó phần lớn bị chết do khơng tiếp xúc được tầng đất phía dưới.

Một điều đáng được quan tâm lưu ý nữa là loài Giổi ăn quả tái sinh chủ yếu là từ hạt. Từ đó có thể thấy rằng khu vực nghiên cứu Giổi ăn quả tái sinh rất khó khăn, như vậy trong tương lai sẽ có nhiều mối quan ngại về sự suy giảm của loài này và vấn đề bảo tồn loài cây này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

51

Tổ thành tái sinh, loài cây đi kèm

Qua điều tra các ô dạng bản dưới tán cây mẹ, chúng tơi nhận thấy một số lồi cây khác cũng tái sinh và thường đi kèm với loài Giổi ăn quả là Bưởi bung (Acronnychia pedunculata), Mán đỉa (Archidendron clypearia), Trâm tía (Syzygium sp. , Táu Mặt Quỷ (Hopea mollissima)... .

Tái sinh quanh gốc cây mẹ

Thiết lập 30 ô dạng bản điều tra, nghiên cứu xung quanh gốc (trong tán và ngoài tán) của 6 cây mẹ trưởng thành đang sinh trưởng và phát triển bình thường, chúng tơi thống kê, tính tốn các thơng số cần thiết về sự tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Giổi ăn quả (bảng 4.6).

Bảng 4.6: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của lồi Giổi ăn quả

Ơ nghiên cứu Tần số

xuất hiện Tỷ lệ % số cá thể theo cấp chiều cao

Vị trí Số lượng Số ơ có Giổi ăn quả Tỷ lệ % Tổng số cây Hvn < 50cm Hvn từ 51- 100cm Hvn > 100cm Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Trong tán 15 2 13.3 4 25 4 25 Ngoài tán 15 5 33.3 12 75 12 75 Tổng 30 7 23,3 16 100 16 100

Tổng hợp kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy, mật độ Giổi ăn quả tái sinh bình quân 2,67 cây tái sinh/cây mẹ. Điều này cho thấy tỷ lệ cây tái sinh so với cây mẹ là khá thấp. trong 30 ơ dạng bản điều tra chỉ có 7 ơ xuất hiện Giổi ăn quả tái sinh với tổng số chỉ có 16 cá thể. Trong đó có 4 cá thể ở 2 ơ trong tán chiếm 25% và 12 cá thể ở 5 ơ ngồi tán, chiếm 75%. Các cá thể tái sinh có sức sống khơng cao, triển vọng kém .

52

Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: Kết quả điều tra tái sinh

quanh gốc cây mẹ cũng cho thấy trong tự nhiên Giổi ăn quả khơng thấy có tái sinh chồi, một số cây Giổi ăn quả bị chặt hạ hoặc chết đứng không thấy chồi phát triển, cây Giổi ăn quả tái sinh điều tra được hoàn toàn là tái sinh hạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn họ ngọc lan (magnoliaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa (Trang 55 - 60)