Hiện trạng và tình hình sử dụng tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn họ ngọc lan (magnoliaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa (Trang 42 - 45)

+ Hiện trạng tài nguyên sinh vật

* Thảm thực vật rừng: Sự đa dạng địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thảm thực vật với các kiểu rừng chính gồm:

- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này ít bị tác động còn tính nguyên sinh cao, phân bố chủ yếu từ độ cao 800m đến 1600m, nhiều nhất ở Pù Ban phía Nam bản Vịn, sau đó là ở khối Pù Gió, Pù Ta Leo có diện tích 4.289 ha, chiếm 18,3 % tổng diện tích khu bảo tồn. Đặc biệt Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là nơi còn giữ được diện tích lớn rừng tự nhiên thường xanh, có sự phân bố của 752 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 440

35

chi, 130 họ và 38 loài thực vật có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới (Viện Điều tra quy hoạch rừng, 1998 như: Pơ mu (Fokienia hodginsii) có cây

đường kính tới 1,6m; Sa mu (Cunninghamia lanceolata) có cây đường kính tới 3,7m; Bách xanh (Calocedrus macrolepis) đường kính1,8m; Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotenia) đường kính 1,3m, cao 36m; Thông Nàng (Dacrycacpus imbrricartus) đường kính 1,5m..., đặc biệt có 4 loài đặc hữu

hẹp của Việt Nam là Vù hương (Cinamomum balanseae), Chông (Colona poilanei), Cù đèn bon (Crofon boniana), Mã rạng Balansa (Macaranga balansae), Quế thanh (Cinamomum SP). Sự tồn tại của quần thể những loài

cây cổ thụ quý hiếm và đặc hữu nói trên là một trong những điểm nhấn quan trọng hấp dẫn du lịch tham quan và phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học.

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Đặc trưng bởi các loài thuộc họ Đậu (Leguminoisae), Thầu dầu (Euphorbiaceae)…(Nguồn tài liệu: Kết quả điều tra của BirdLife 1999).

Hệ thực vật có một số loài tiêu biểu ưu thế, tạo nên các ưu hợp có nhiều nét khác biệt với hệ thực vật của các khu bảo tồn, vườn quốc gia khác. Pơ mu và Sa mu chính là 2 loài hạt trần nổi bật nhất của hệ sinh thái "Rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi trung bình cây lá kim xen lẫn cây lá rộng" của Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.

* Hệ động vật:

Hệ động vật của Xuân Liên qua điều tra có 55 loài thú, 136 loài Chim, 34 loài Bò sát, 19 loài ếch nhái, 143 loài Bướm. Trong đó, có 20 loài thú (Gấu chó, Bò tót, Vượn má trắng, Báo gấm… , 13 loài chim (Niệc nâu, Dẻ cùi bụng vàng, Hồng hoàng, Khướu xám, Gõ kiến đầu đỏ… , 15 loài bò sát (Kỳ đà hoa, Rùa núi viền, Rùa hộp trán vàng, Hổ mang… , 3 loài ếch nhái (Cóc rừng, Ếch vạch, Chàng , 10 loài Bướm quý hiếm thuộc hai bộ Satyridade và Anathusiidae là loài đặc hữu có tên trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Ngoài ra trong khu vực còn có các loài động vật thủy sinh quý như: Cá Lăng chấm, cá Bống sứt mũi, cá Ké...

36

* Hệ sinh thái:

Nhân tố địa hình đã tạo cho Khu BTTN Xuân Liên có những hệ sinh thái rừng đặc trưng gồm:

- Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi: Với nhiều hang động là nơi cư trú

và sinh cảnh sống của các loài thuộc bộ Linh trưởng, sự ưu thế của các loài Chò chỉ (Shorea chinensis), Đinh (Markhamia stipudata), Thông nàng (Podocarpus impricatus), Thông tre (Podocarpus pilgeri)...

- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh núi đất cao trên 800 m: Các họ chiếm

ưu thế Long não (Lauraceae), Mộc lan (Magnoliaceae), Sến (Sapotaceae),

Thầu dầu (Euphorbiaceae)….

- Hệ sinh thái rừng thứ sinh núi đất cao trên 800 m: Đặc trưng bởi các

loài thuộc các họ: Họ Đậu (Fabaceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Cà Phê (Rubiaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Dẻ (Fabaceae), họ Ngọc lan

Diperocarpaceae)…

- Hệ sinh thái rừng thứ sinh núi đất dưới 800 m: Với các họ chiếm ưu

thế: Họ Đậu (Fabaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cam quýt (Rutaceae),

họ Hồ đào (Juglandaceae)… và 2 loài Nứa (Neohouzeana dulloa), Giang (Dendrocalamus patellaris) thuần loại trong hệ sinh thái này.

- Hệ sinh thái trảng cỏ cây bụi thứ sinh: Các cá thể trong các họ sau chiếm ưu

thế Thầu dầu (Euphorbiaceae), Mua (Melastomaceae), Cỏ roi ngựa (Verlenaceae), họ Cúc (Asteraceae)…

+ Hiện trạng hệ thống suối thác, hang động:

- Suối thác: Trong khu vực còn nhiều điểm thác nước đẹp, thơ mộng rất

có giá trị chưa được khai thác phát triển du lịch mà các khu vực khác ở Thanh Hóa và các Khu bảo tồn thiên nhiên cũng như Vườn quốc gia khác ít có được; do trong khu bảo tồn có nhiều núi cao, phân bố rừng nguyên và rừng tự nhiên rất lớn với độ che phủ chiếm 87,8% diện tích Khu bảo tồn. Điển hình: Thác Mù

37

(thác suối Bọng , thác hón Yên, thác hón Ý; thác Tiên …, trong đó thác Mù có chiều cao trên 500m chia thành các bậc nước tạo thành bức tranh sơn thuỷ hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng.

- Hang động: Theo khảo sát sơ bộ, hệ thống hang động khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên phân bố ở những khu núi đá với các nhũ đá tự nhiên nhiều hình thù kỳ thú chưa bị khai thác, tác động. Một số hang động chưa có tên và một số đã được nhân dân địa phương đặt tên gắn với đặc điểm văn hoá địa phương như: hang Dơi, hang Cáu, hang Tình, hang Quan, hang Vua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn họ ngọc lan (magnoliaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa (Trang 42 - 45)