Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Đặc điểm lâm học của các loài thuộc họ Ngọc lan tại KBTTN Xuân Liên
4.4.3. Loài Giổi lông
- Tên khoa học: Michelia balansae (Aug. DC.) Dandy - Họ thực vật: HỌ NGỌC LAN (Magnoliaceae).
a/ Đặc điểm hình thái.
Cây gỗ cao 8 - 15m, đường kính 40cm, vỏ màu lục xám nâu, nhẵn, thịt vỏ màu vàng xám. Cành non màu đen nhạt phủ lông mềm màu gỉ sắt, có vết sẹo của lá hình tròn, mép lồi.
Lá đơn nguyên mọc cách, phiến dày, cứng giòn, dài 10 - 17cm, rộng 5 - 9cm, hình thuỗn hoặc trái xoan trứng, đầu có mũi nhọn ngắn, gốc hình nêm
57
rộng, mặt dưới màu lục nhạt, có lông màu gỉ sắt ánh bạc. Cuống lá dài 2,5 - 4cm, gốc hơi phình to. Hoa lưỡng tính mọc ở nách lá. Hoa lớn màu trắng. Bao hoa 9 cánh, hình thìa đến hình mác, đầu tròn, xếp 3 vòng, nhị nhiều, chỉ nhị ngắn. Lá noãn nhiều, hình trứng, vòi cong, phủ lông màu gỉ sắt. Quả kép do nhiều đại hợp thành. Đại đầu có mũi nhọn, và lỗ bì màu trắng, khi chín nứt thành 2 mảnh. Mỗi đại chứ từ 1 - 5 hạt màu đỏ, vỏ ngoài chất thịt, vỏ trong cứng.
Sinh học và sinh thái:
Ra hoa tháng 4 - 5, có quả tháng 9 - 10. Cây chịu bóng, mọc rải rác trong rừng ẩm nơi đất giầu dinh dưỡng.
b/ Đặc điểm phân bố
* Phân bố trên thế giới: Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam * Ở Việt Nam: Tuyên Quang, Phú Thọ (Chân Mộng, Xuân Sơn , Vĩnh Phúc, Hà Tây (Ba Vì , Thanh Hoá (Yên Cát , Nghệ An, Quảng Bình.
* Tại khu BTTN Xuân Liên.
Giổi lông mọc rải rác ở khu vực Trạm Kiểm lâm Sông Khao, Hón Cán (xã Vạn Xuân , Trạm Kiểm lâm Hón Mong (xã Yên Nhân , Trạm Kiểm lâm bản Vịn ( xã Bát Mọt tập trung chủ yếu ở các vị trí:
- Khu vực suối Hón Mong- Hón Cà tiểu khu 495, 498 ở độ cao 250- 400m
- Khu vực Vịn- Huối Cò, Tiểu khu 484 ở độ cao 400- 700m
- Khu vực đỉnh Hón Hích- đỉnh Hón Cà, Tiểu khu 499 ở độ cao 700- 1000m
- Khu vực Hón Mong- Hón Chườn, Tiểu khu 512 ở độ cao 300-500m - Khu vực Trạm Hón Can- Thác Mù, tiểu khu 520 ở độ cao 300-500m
58
Như vậy, Giổi lông cũng phân bố rộng ở khu BTTN Xuân Liên điểm thấp nhất ở độ cao 250m ở suối Hón Mong và Hón Cà, điểm cao nhất là 1000m ở khu vực đỉnh núi Hón Hích- Hón Cà.
Hình 4.7: Bản đồ Phân bố loài cây Giổi lông tại Khu BTTN Xuân Liên
c/ Đặc điểm sinh thái
Giổi lông (Michelia balansae ) phân bố ở rừng nhiệt đới, kín, ẩm, thường
xanh. Trong khu BTTN Xuân Liên, mọc ở độ cao trên 200m, loại đất Feralit đỏ vàng, có tầng thảm mục dày. Hỗn giao với Giổi ăn quả (Mechilia tonkinensis
A.chev) và nhiều loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), Họ Re (Lauraceae , họ Thầu Dầu (Euphoribiaceae ,... Tầng cây bụi dưới tán rừng gồm Trọng đũa (Ardisia aciphylla), Chè đuôi hoa (Camellia caudata), các loài Chân chim thuộc họ Ngũ gia bì...; tầng thảm tươi gồm Dương xỉ (Cyathea
contaminans), Ráy (Alocasia macrorrltiza , Sặt (Arundiaria sat), các loài Cỏ
59
Hình 4.8. Thân cây Giổi lông tại tiểu khu 520
d/ Khả năng tái sinh
Đối với loài Giổi lông tại khu vực nghiên cứu, từ thực tế địa hình khu vực nghiên cứu, song song với điều tra cây trưởng thành tôi tiến hành điều tra tái sinh cây tái sinh tại 12 tuyến, kết quả thu được ghi trong bảng 4.7 như sau:
Bảng 4.9: Tái sinh tự nhiên Giổi lông theo tuyến điều tra
Đơn vị tính: cây Chỉ tiêu Số tuyến điều tra Số tuyến gặp Giổi lông
Phân cấp cây tái sinh theo cấp chiều cao (Hvn
(cm) Tổng cộng <50 51-100 >100 Số lượng 12 05 0 0 10 10 Tỷ lệ % 100 41,6 0 0 100 100,0
60
Qua kết quả điều tra cho thấy Giổi lông là loài có số lượng cây tái sinh tự nhiên tương đối ít. Trong 12 tuyến điều tra chỉ phát hiện 10 cá thể cây tái sinh của loài này. Chủ yếu là các cây có chiều cao lớn hơn 1 m. Điều này cho thấy số lượng cây tái sinh của loài này là khá ít ở khu vực nghiên cứu. Hay nói cách khác là ở khu vực nghiên cứu mức độ tái sinh của Giổi lông không cao, như vậy trong tương lai cần phải có giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này.
* Tổ thành tái sinh, loài cây đi kèm
Qua điều tra các ô dạng bản dưới tán cây mẹ, chúng tôi nhận thấy một số loài cây khác cũng tái sinh và luôn đi kèm với loài Giổi lông đó là: Bưởi bung (Acronnychia pedunculata , Mán đỉa (Archidendron clypearia), Trâm tía (Syzygium Sp , …
Khả năng tái sinh quang gốc cây mẹ
Từ kết quả điều tra cây tái sinh quanh gốc cây mẹ ở 30 ô dạng bản xung quanh gốc (trong tán và ngoài tán) của 6 cây mẹ trưởng thành đang sinh trưởng và phát triển bình thường, chúng tôi thống kê, tính toán các thông số cần thiết về sự tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Giổi lông (bảng 4.10).
Bảng 4.10: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Giổi lông
Ô nghiên cứu Tần số
xuất hiện Tỷ lệ % số cá thể theo chiều cao
Vị trí Số lượng Số ô có Giổi lông Tỷ lệ % Tổng số cây Hvn < 50cm Hvn từ 51- 100cm Hvn > 100cm Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Trong tán 15 2 13,3 5 38,4 0 0 0 0 5 38, 4 Ngoài tán 15 3 20,0 8 61,6 0 0 0 0 8 61, 6 Tổng 30 5 16.7 13 100 0 0 0 0 13 100
61
Trong 30 ô dạng bản điều tra chỉ có 05 ô xuất hiện Giổi lông tái sinh với tổng số chỉ có 13 cá thể. Tổng hợp kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy, mật độ Giổi lông tái sinh quanh gốc cây mẹ rất thấp, bình quân 2,17 cây tái sinh/cây mẹ. Điều này cho thấy Giổi lông tái sinh kém, cả ở trong tán và ngoài tán cây mẹ, kém nhất trong 3 loài cây họ Ngọc lan phát hiện tại khu vực nghiên cứu. Trong đó có 5 cá thể ở 2 ô trong tán chiếm 38,4% và 8 cá thể ở 3 ô ngoài tán, chiếm 61,6%.
- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: Kết quả điều tra cho thấy rằng trong tự nhiên Giổi lông cũng có khả năng tái sinh chồi nhưng phát triển rất kém, chủ yếu Giổi lông tái sinh điều tra được hoàn toàn là tái sinh hạt.